Tòa án Thế giới ra phán quyết vụ bắn rơi máy bay MH17

Các thẩm phán của tòa án thuộc Liên Hợp Quốc kết luận Nga vi phạm nội dung của hiệp ước chống khủng bố, nhưng không đồng ý với cáo buộc của Ukraine rằng Mátxcơva phải chịu trách nhiệm trong vụ bắn rơi chuyến bay mang số hiệu MH17 năm 2014.

Toa an The gioi ra phan quyet vu ban roi may bay MH17

Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Oksana Zolotaryova, Bộ Ngoại giao Ukraine, và Đại sứ lưu động Anton Korynevych trong cuộc họp báo sau khi ICJ đưa ra phán quyết vụ bắn rơi MH17. (Ảnh: Reuters)

Bên cạnh đó, Tòa án Hình sự quốc tế (ICJ) xác định rằng Nga vi phạm hiệp ước chống phân biệt đối xử khi không hỗ trợ dạy ngôn ngữ tiếng Ukraine ở Crimea sau khi sáp nhập bán đảo năm 2014.

Quyết định này là một bước lùi về pháp lý đối với Kiev. Tòa án gạt bỏ kiến nghị của Ukraine và chỉ yêu cầu Nga tuân thủ các hiệp ước.

Tuy nhiên, ông Anton Korynevych, đại diện Ukraine tại tòa, nhấn mạnh rằng phán quyết của tòa rất quan trọng với Kiev, vì xác định Nga vi phạm luật quốc tế.

“Đây là lần đầu tiên Nga bị gọi tên một cách chính thức là nước vi phạm luật quốc tế”, ông Korynevych nói với báo chí sau khi tòa ra phán quyết.

Ukraine nộp đơn kiện lên ICJ, còn gọi là Tòa án Thế giới, từ năm 2017, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước chống khủng bố khi tài trợ cho lực lượng ly khai ở Ukraine.

Các thẩm phán của tòa kết luận rằng Mátxcơva vi phạm hiệp ước chống khủng bố của Liên Hợp Quốc khi không điều tra cáo buộc một số quỹ được chuyển từ Nga sang Ukraine có thể bị sử dụng vào hoạt động khủng bố.

Bồi thẩm đoàn gồm 16 thẩm phán yêu cầu Nga điều tra cáo buộc này, nhưng gạt kiến nghị của Kiev về việc bồi thường.

Tòa án từ chối kết luận về vụ bắn rơi chiếc MH17, cho rằng hành vi của Nga chỉ áp dụng với hỗ trợ tài chính, chứ không áp dụng với việc cung cấp vũ khí và huấn luyện như cáo buộc của Ukraine.

Ukraine cho rằng Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa dẫn đến việc bắn rơi chiếc máy bay, nhưng không cáo buộc việc hỗ trợ tài chính cho hành động này.

Trong phiên điều trần tại tòa án ở La Hay tháng 6 năm ngoái, Nga bác bỏ cáo buộc của Ukraine về việc tài trợ và kiểm soát các tay súng ly khai ở miền đông Ukraine.

Tại Crimea, Ukraine cho rằng Nga cố xóa bỏ văn hóa của người Tatar bản địa và văn hóa Ukraine. Tòa án bác bỏ tất cả cáo buộc liên quan đến người Tatar, nhưng kết luận rằng Mátxcơva không làm đủ để hỗ trợ dạy tiếng Ukraine ở bán đảo này.

Phán quyết của ICJ là cuối cùng và không thể kháng cáo, nhưng không có biện pháp nào để bảo đảm thực thi.

Ngày mai (2/2), ICJ sẽ ra phán quyết về một vụ kiện khác mà Ukraine cáo buộc Nga áp dụng sai Công ước diệt chủng năm 1948 để hợp lý hóa việc mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2/2022.

*Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Trực thăng Bell 505 rơi, Đen Vâu có động thái được lòng netizen

Sau khi thông tin trực thăng Bell 505 rơi tại vùng biển giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, rapper Đen Vâu bỗng trở thành cái tên được chú ý khi có động thái.

Truc thang Bell 505 roi, Den Vau co dong thai duoc long netizen
 Tối 5/4, cái tên Đen Vâu bất ngờ được nhắc đến nhiều sau khi có thông tin máy bay trực thăng Bell 505 rơi tại vùng giáp ranh giữa vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Lan Hạ (Hải Phòng). 

Khám phá ốc đảo "độc nhất vô nhị" giữa sa mạc

Nếu đi dưới cái nắng oi bức của sa mạc quá lâu, con người có thể gặp ảo giác về những hồ nước trong xanh dưới bóng cọ. Tuy nhiên, 'ảo giác' này hoàn toàn có thật giữa những đụn cát phía tây nam Peru.

Kham pha oc dao
Nằm cách thành phố biển Ica 4 km, ốc đảo Huacachina hiện ra như một chốn siêu thực chỉ có trong phim. Theo truyền thuyết cổ, Huacay China, một cô gái xinh đẹp trong vùng, đang tắm tiên dưới hồ nước thì bị một chàng thợ săn trẻ phát hiện. Nàng Huacay bỏ chạy khi thấy bóng người lạ trong tấm gương soi. Gương vỡ tan biến thành đầm phá, vạt áo dài bung bay, rớt lại phía sau hóa những đụn cát khổng lồ bao quanh.