"Tỉnh Khánh Hoà rút kinh nghiệm" trong lập quy hoạch TP Nha Trang

Đó là nội dung yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đối với tỉnh Khánh Hoà trong văn bản số 433/VPCP-CN ngày 19/1/2024 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Xây dựng và tỉnh Khánh Hoà.

Theo văn bản này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu “UBND tỉnh Khánh Hoà rút kinh nghiệm và chiụ trách nhiệm trong công tác rà soát thông tin liên quan đến Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2040, bảo đảm đầy đủ, chính xác trước khi thẩm định, đề xuất; chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến liên quan, rà soát, hoàn thiện hồ sơ đồ án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy trình, thủ tục và quy định”.
Khánh Hoà nhìn từ trên cao.
 Khánh Hoà nhìn từ trên cao.
Trước đó, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2040 do tỉnh Khánh Hoà trình Bộ Xây dựng đã nhiều lần gửi tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tiếp tục có báo cáo, giải trình, bổ sung hoàn thiện đồ án.
Trong Văn bản số 4994/BXD-QHKT về việc bổ sung tài liệu liên quan đến nội dung Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040 gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, Bộ Xây dựng nêu rõ: Tỉnh Khánh Hoà chưa làm rõ “tiêu chí để xác định các QHCT, dự án tiếp tục triển khai và đề xuất các giải pháp xử lý đối với các QHCT, dự án dừng thực hiện” theo yêu cầu của nhiệm vụ; các nội dung của báo cáo chưa nêu rõ các tiêu chí để đánh giá; giải pháp xử lý về tính pháp lý của các dự án, trách nhiệm trước pháp luật về các sai phạm, các giải pháp xử lý nếu thực hiện theo QHC 2040...
Mặt khác, Bộ Xây dựng sau đó “tiếp tục nhận được một số đơn kiến nghị, đơn kêu cứu của các tổ chức, cá nhân có nội dung liên quan đến Đồ án Quy hoạch và đã có văn bản chuyển đơn kiến nghị phản ánh đến UBND tỉnh Khánh Hòa để giải quyết theo thẩm quyền. Một số nội dung kiến nghị không nằm trong danh mục 42 dự án đã được rà soát theo Phụ lục của Sở Xây dựng Khánh Hòa lập”.
Tại hai cuộc đối thoại cuối năm 2023 giữa lãnh đạo UBND tỉnh và Sở, ngành Khánh Hoà với doanh nghiệp, đại diện Công ty CP Tập đoàn Du lịch Crystal Bay nêu quan điểm: Tập đoàn du lịch Crystal Bay có 4 dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu Đồ án Quy hoạch Nha Trang tầm nhìn 2040 được thông qua. Được biết tập đoàn này đã đầu tư gần 600 tỷ vào các dự án này, và bày tỏ nguyện vọng các cơ quan sẽ xem xét cẩn thận Đồ án Quy hoạch TP Nha Trang tầm nhìn 2040 theo hướng tôn trọng tính thống nhất và kế thừa (theo Điều 4, Luật Quy hoạch 2017).
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch - Luật Quy hoạch 2017
1. Tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.
3. Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
4. Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.
5. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.
6. Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.
7. Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
8. Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

Xem McLaren Elva bản không kính chắn gió tắm nắng cùng đại gia

Chiếc siêu xe McLaren Elva xuất hiện trên đường phố của Australia không chỉ gây ấn tượng với bộ cánh màu xanh Miami nổi bật và lôi cuốn, mà còn thuộc bản XP.

Xem McLaren Elva ban khong kinh chan gio tam nang cung dai gia

McLaren Elva triệu đô là một trong những sản phẩm đặc biệt, duy nhất, mà hãng xe thể thao Anh quốc McLaren Automotive tạo ra, ban đầu, họ dự kiến tạo ra 399 chiếc trên toàn thế giới  

GRDP 5 địa phương cao nhất cả nước năm 2022 ra sao trong nửa đầu năm 2023?

Trong năm 2022, 5 địa phương ghi nhận tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước bao gồm Khánh Hoà, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hậu Giang và Hưng Yên. Sang đến năm 2023, tăng trưởng kinh tế của những địa phương này đã thay đổi?

1. Khánh Hòa

Với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 20,7% so với năm 2021, Khánh Hòa là tỉnh có tốc độ tăng GRDP cao nhất cả nước trong năm 2022.

Sang đến năm 2023, theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) dự báo được 28.041,5 tỷ đồng, tăng 7,86% so cùng kỳ năm trước, xếp vị trí thứ 9/63 của cả nước và thứ 2 của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Trong đó, GRDP phân theo ngành kinh tế tăng 8,78%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,55%. Đóng góp trong tổng mức tăng 7,86% của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,77%, làm tăng 0,1 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,33%, làm tăng 2,51 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 11,21%, làm tăng 5,31 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,55%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm.

Xét theo cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,3%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 29,06%; ngành dịch vụ chiếm 48,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,04% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm trước là: 13,91%; 29,53%; 46,82%; 9,74%).

2. Bắc Giang

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang năm 2022 ước đạt 19,8% (gấp gần 2,5 lần bình quân chung cả nước), cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ hai cả nước.

Số liệu của Cục Thống kê Bắc Giang chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 10,94%, đứng thứ 2 cả nước.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục khẳng định vai trò là động lực chính đóng góp tới 9,49 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung (Công nghiệp góp 9,27 điểm %, xây dựng đóng góp 0,22 điểm %); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,37 điểm %; khu vực dịch vụ đóng góp 0,99 điểm %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,09 điểm %.

Quy mô GRDP (giá hiện hành) ước 6 tháng đầu năm 2023 đạt 82.011,9 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; ngành công nghiệp - xây dựng, chiếm 62,5% (giá trị tăng thêm đạt 51.228,6 tỷ đồng); dịch vụ chiếm 20,4% (giá trị tăng thêm đạt 16.764,7 tỷ đồng); nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,1% (giá trị tăng thêm đạt 12.416,2 tỷ đồng); thuế sản phẩm chiếm 1,95% (đạt 1.602,4 tỷ đồng).

3. Đà Nẵng

Mặc dù trong năm 2022, Đà Nẵng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn nội tại và những bất ổn của tình hình thế giới, tuy nhiên thành phố đã có bước phục hồi khá mạnh mẽ và có tốc độ tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, trong năm 2022, GRDP thành phố này ước tăng 14,05%, vượt xa so với mục tiêu đề ra là 6-7%, đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng và phục hồi kinh tế.

Sang năm 2023, theo Cục Thống kê địa phương, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, GRDP Đà Nẵng ước tăng 3,74% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn mức tăng 7,23% của 6 tháng đầu năm 2022. Mặc dù vậy, so với 6 tháng đầu năm 2019, thời điểm chưa có dịch Covid-19, GRDP 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng 13,48%.

Với kết quả này, Đà Nẵng xếp thứ 3/5 thành phố trực thuộc Trung ương, thứ 6/8 tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải miền Trung và xếp vị trí 46/63 địa phương trên cả nước về tăng trưởng GRDP trong nửa đầu năm 2023.

Thứ hạng tăng trưởng GRDP của 5 địa phương từng tăng trưởng cao nhất cả nước năm 2022 thay đổi ra sao trong nửa đầu năm 2023? - Ảnh 1.

Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2023 của 5 địa phương có tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước năm 2022

Trong mức tăng 3,74% toàn nền kinh tế trong 6 tháng qua, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,22% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 0,02 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,15%, đóng góp 4,18 điểm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,40%, đóng góp 0,04 điểm; riêng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 2,60%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm của mức tăng GRDP chung.

Quy mô nền kinh tế thành phố trong 6 tháng theo giá hiện hành ước đạt hơn 64.784 tỷ đồng, mở rộng hơn 5.318 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, quy mô VA khu vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất với gần 4.810 tỷ đồng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mở rộng hơn 122 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng mở rộng gần 17 tỷ đồng (trong đó, riêng lĩnh vực công nghiệp tăng 363 tỷ đồng, lĩnh vực xây dựng giảm 346 tỷ đồng).

Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục có sự dịch chuyển nhẹ giữa 3 khu vực so với cùng kỳ năm trước: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 18,73%; khu vực dịch vụ chiếm 69,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,93%. (Cùng kỳ năm 2022, cơ cấu của các khu vực tương ứng: 2,14%; 20,37%; 67,29% và 10,20%).

4. Hậu Giang

Năm 2022, Hậu Giang đã hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, có 13/18 chỉ tiêu vượt kế hoạch, trong đó một số chỉ tiêu rất trọng yếu như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổng vốn đầu tư toàn xã hội…

Tỉnh tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước đến nay, với 13,94%, đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vươn lên thứ 4 cả nước (tăng trên 30 bậc so với năm 2021).

Sang năm 2023, theo Cục Thống kê địa phương, ước tính 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (theo giá so sánh 2010) được 14.362 tỷ đồng, đạt 47,88% kế hoạch năm, tăng 14,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 11% của 6 tháng đầu năm 2022, dẫn đầu cả nước.

Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước được 3.078 tỷ đồng, tăng 4,19% so cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2022 tăng 4,49%), đạt 43,36% kế hoạch năm, đóng góp 0,98 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP, giá trị tăng thêm được 124 tỷ đồng.

Khu vực công nghiệp và xây dựng ước được 5.101 tỷ đồng, tăng 34,97% so cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2022 tăng 26,26%) và đạt 53,24% so kế hoạch năm, đóng góp chung vào mức tăng trưởng GRDP là 10,51 điểm phần trăm, giá trị tăng thêm được 1.322 tỷ đồng.

Khu vực dịch vụ ước được 5.129 tỷ đồng, tăng 7,73% (6 tháng đầu năm 2022 tăng 5,03%), đạt 48,56% kế hoạch năm, đóng góp 2,93 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP với giá trị tăng thêm được 368 tỷ đồng.

Quy mô nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 27.495 tỷ đồng. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 6 tháng như sau: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 19,87%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,36%; khu vực dịch vụ chiếm 34,66%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,10%.

5. Hưng Yên

Năm 2022, Hưng Yên có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,4%, cao nhất trong 12 năm gần đây, đứng thứ 5 trên tổng số 63 tỉnh, thành.

Sang đến nửa đầu năm 2023, theo Cục Thống kê địa phương, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng năm 2023 ước tính tăng 8,21% so với cùng kỳ năm 2022. So với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên đứng thứ 4/11 tỉnh, thành phố và đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 2,28%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 7,43% (trong đó công nghiệp đạt 6,91%), đóng góp 4,47 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực thương mại, dịch vụ đạt 12,67%, đóng góp 2,97 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Ngành kinh doanh bất động sản có đóng góp lớn vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ (9,94 điểm phần trăm) và tăng trưởng chung của tỉnh (2,32 điểm phần trăm).