Tình báo Mỹ: Vụ tấn công Saudi Arabia có tên lửa hành trình phía Iran?

Mỹ tin rằng các cuộc tấn công làm tê liệt các cơ sở dầu mỏ ở Saudi Arabia ngày 14/9 xuất phát từ Tây Nam Iran, một đánh giá làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông.

Theo ba quan chức của Mỹ, các vụ tấn công này có sử dụng cả tên lửa hành trình và máy bay không người lái, cho thấy rằng chúng có độ phức tạp và tinh vi hơn so với ban đầu.
Tinh bao My: Vu tan cong Saudi Arabia co ten lua hanh trinh phia Iran?
Vụ tấn công cơ sở lọc dầu ở Saudi Arabia ngày 14/9. 
Các quan chức của Mỹ không đưa ra bằng chứng hay giải thích về những gì mà tình báo mỹ đang sử dụng để đánh giá tình hình có liên quan đến vấn đề này. Những thông tin tình báo như vậy, nếu được chia sẻ công khai, có thể gây áp lực lớn đến Washington, Riyadh và những nước khác trong việc đáp trả, thậm chí dẫn đến hành động quân sự.
Truyền hình nhà nước Saudi cho biết Bộ Quốc phòng nước này sẽ tổ chức một cuộc họp báo trong ngày 18/9 trong đó đưa ra bằng chứng cho thấy Iran có liên quan đến vụ tấn công nhằm vào công ty dầu khí nhà nước Aramco, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí của Iran.
Iran phủ nhận liên quan đến các cuộc tấn công. Trong khi nhóm nổi dậy Houthi ở Yemen đã đứng ra nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công bằng máy bay không người lái.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/9 cho biết có vẻ như Iran, nước láng giềng nhiều xung đột của Saudi Arabia, đứng đằng sau vụ tấn công.
Tuy nhiên, trong một dấu hiệu cho thấy các đồng minh của Mỹ vẫn chưa bị thuyết phục, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói rằng ông không chắc có ai có bằng chứng nào để nói liệu máy bay không người lái có xuất phát từ nơi này hay nơi khác không.
Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 17/9 đã loại bỏ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ trừ khi chính quyền Trump quay trở lại hiệp ước hạt nhân giữa Iran và phương Tây mà Mỹ từ bỏ năm ngoái.
Ông Trump cùng ngày cũng cho biết ông không muốn gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong sự kiện sắp tới của Liên Hiệp Quốc vào tuần tới.
Quan hệ Mỹ - Iran xấu đi sau khi ông Trump từ bỏ hiệp ước hạt nhân và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các chương trình hạt nhân và đạn đạo của Tehran, làm tổn thương nghiêm trọng nền kinh tế Iran. Ông Trump cũng muốn Iran ngừng hỗ trợ các những tổ chức mà Mỹ coi là khủng bố trong khu vực.
Căng thẳng thêm leo thang trong thời gian gần đây liên quan đến những vụ tấn công và bắt giữ tàu ở Vùng Vịnh, và đỉnh điểm là việc Iran bắn hạ một máy bay do thám không người lái của Mỹ, khiến Mỹ thúc đẩy một cuộc không kích đáp trả, nhưng sau đó đã hủy vào phút chót.
Saudi Arabia đã kêu gọi các chuyên gia quốc tế cùng vào cuộc điều tra.

Đạn đã lên nòng, vì sao Mỹ vẫn chưa tấn công Iran?

Tấn công Iran là một con dao hai lưỡi. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải suy xét kỹ càng trước khi cuộc chiến này diễn ra.

Khả năng đối đầu quân sự giữa Hoa Kỳ và Iran đang gia tăng. Tehran dường như đã tạo ra bom hạt nhân của riêng mình và thống báo rằng, họ đang tăng giới hạn về lượng uranium đã làm giàu. Ngày 28/6 một cuộc họp đã được tổ chức tại thủ đô của Áo, nơi sẽ quyết định tương lai của thỏa thuận hạt nhân và liệu sẽ có một cuộc chiến mới ở Trung Đông hay không. 
Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ hủy diệt Iran: “Bất kỳ cuộc tấn công nào của Iran vào bất cứ mục tiêu nào của người Mỹ sẽ được đáp trả bằng lực lượng rất lớn và áp đảo. Trong một số lĩnh vực, áp đảo sẽ có nghĩa là hủy diệt”.

Đáng gờm sức mạnh của hạm đội tàu ngầm “made in Iran”

Iran là một trong những nước sở hữu hạm đội tàu ngầm lớn trên thế giới. Trước đây, Iran dồn hết ngân sách quốc phòng cho lực lượng bộ binh và không quân. Trong vài năm qua, Hải quân Iran đã bắt đầu phát triển các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm.

Bước tiến nhảy vọt