Chiều 29/10, triều cường đạt đỉnh điểm cao gần 1,7 m khiến nhiều tuyến đường ở các quận, huyện tại TP HCM ngập sâu, nhiều con hẻm nhỏ ở trong các khu dân cư cũng mênh mông nước khiến cuộc sống người dân khốn khổ.
|
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, dự báo ngày 29/10, tại trạm Phú An (sông Sài Gòn), trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) triều cường đạt đỉnh ở mức xấp xỉ 1,7 m (vượt báo động 3), vào các ngày tiếp theo triều cường sẽ thấp dần. |
|
Theo ghi nhận của PV, khoảng 16h chiều, nước bên ngoài kênh Tẻ lên cao và tràn vào phía đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TP HCM). |
|
Mực nước nhanh chóng dưng lên sâu từ 0,5 tới 0,7 m khiến đường Trần Xuân Soạn ngập sâu và kéo dài gần 2 km. |
|
Giao thông khu vực này bắt đầu ùn tắc, tê liệt bởi các phương tiện gặp khó khăn khi di chuyển qua đoạn ngập.
|
|
Theo người dân khu vực đường Trần Xuân Soạn, triều cường đợt cuối tháng mười này tuy không cao bằng đợt tháng 9, tuy nhiên nước vẫn rất cao, nhiều nhà dân bên đường vẫn bị nước trà vào nhà. |
|
Mực nước lên coa khiến nhiều phương tiện chết máy khi lưu thông qua khúc ngập. |
|
Đến 17h chiều, nước càng dâng cao khiến nhiều con hẻm nhỏ ở đường Trần Xuân Soạn ngập sâu, cuộc sống sinh hoạt của nhiều gia đình trong hẻm gặp khó khăn. |
|
Hẻm 387, Trần Xuân Soạn nước ngập sâu có khúc lên tới 0,6 m, khiến nước trà vào một số nhà dân thấp trũng. |
|
Mọi việc sinh hoạt của người dân bên trong các con hẻm bị đảo lộn bởi bốn bề đều là nước. |
|
Nhiều gia đình khác phải dùng ván gỗ, bao cát để che chắn ngăn nước tràn vào nhà. |
|
Nước ngập tràn lan, đến vật nuôi cũng khốn khổ vì không có chỗ trú thân tử tế. |
|
Đường hẻm vào nhà nước ngập như ao. |
|
Người dân phải canh chừng để tát nước ngập ra ngoài liên tục. |
|
Phía ngoài đường lớn, nhiều hàng quán ế ẩm vì vắng khách. |
|
Trái cây của tiểu thương hai bên đường Trần Xuân Soạn vắng người mua. |
|
Đến khoảng 19h tối, mực nước bắt đầu hạ dân, tuy nhiên nhiều phương tiện vẫn di chuyển khó khăn qua đoạn ngập. |