Trong 3 ngày qua, nhiều quận, huyện tại TP.HCM bị triều cường bao vây, rất nhiều tuyến đường và khu vực nhà dân bị ngập nặng khiến giao thông tê liệt, cuộc sống người dân đảo lổn.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai lên nhanh và đạt mức rất cao trong những ngày qua và còn dao động ở mức cao trong 1-2 ngày tới, sau xuống nhanh.
Dự báo mực nước cao nhất ngày 1/10 có khả năng đạt mức 1,70 – 1,75m tại Phú An (sôngSài Gòn) và Nhà Bè (kênh Đồng Điền). Mực nước đỉnh triều cao trên báo động 3 còn duy trì đến hết ngày 2/10, cao trên báo động 2 duy trì đến hết ngày 3/10. Thời gian xuất hiện đỉnh triều cao từ 5h-7h và từ 18h-20h.
Theo thống kê, đỉnh triều cao trên 1,7m sẽ gây ngập 11 tuyến đường bao gồm: Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (quận 7), đường Phú Định, đường Hồ Học Lãm (quận 8 - Bình Tân), đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2), quốc lộ 50, đường Chánh Hưng, quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) và đường Bình Quới, Bình Lợi (quận Bình Thạnh).
|
Chiều 30/9, đỉnh triều đạt mốc lịch sử tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) là 1,75 m và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) là 1,77 m. |
|
Đường Mễ Cốc, Phú Định (quận 8) ngập sâu từ 0,6 đến 0,7 m. Các phương tiện di chuyển khó khăn, cuộc sống người dân bị đảo lộn vì nước tràn vào nhà. |
|
Trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7) ngập sâu khiến nhiều phương tiện chết máy, người dân phải đẩy bộ qua đoạn ngập kéo dài gần 2km. |
|
Đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều điểm ngập sâu, nhiều con hẻm nhỏ dẫn vào nhà dân cũng lênh láng nước. |
|
Đường Hồ Học Lãm, đường F1 (quận 8) cũng biến thành sông trong 3 ngày triều cường dâng cao. |
|
Quốc lộ 50 (Bình Chánh) cũng là 1 trong số 11 tuyến đường ngập nặng nhất ở TP.HCM trong đợt triều cường này. Khu vực này giao thông thường xuyên ùn tắc, hỗn loạn mỗi khi nước triều cường dâng cao. |
Nhiều tuyến đường như Văn Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng,... ở "khu nhà giàu Thảo Điền" cũng chìm trong biển nước khi mực triều cường đạt trên 1,7m. |
|
|
Nước triều đạt đỉnh điểm khiến nhiều nơi chìm trong biển nước, cuộc sống người dân đảo lộn, giao thông tê liệt. |
|
Rất nhiều phương tiện chết máy khi lưu thông qua các khu vực nước ngập. |
|
Những tuyến đường ngập nặng chủ yếu là do trũng thấp, gần kênh, rạch. Người dân cần cẩn trọng không di chuyển gần mép bờ tránh tình trạng rơi xuống kênh rạch. |