Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với tiến trình hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp rất lớn giúp đất nước chuyển mình, hội nhập sâu kinh tế quốc tế, và chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Tong bi thu Nguyen Phu Trong voi tien trinh hoi nhap quoc te, thu hut dau tu

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp to lớn trong tiến trình hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Ảnh:TTXVN

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII năm 2011 đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021- 2030 với định hướng “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Dấu ấn ngoại giao

Tại Hội nghị Ngoại giao ngày 19/12/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá công tác đối ngoại và ngoại giao năm 2023 đã "đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước".

28 chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo cấp cao các nước trong đó có những chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử như của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden; 22 chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam tới các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống.

Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Joe Biden thăm Việt Nam ngày 10-11/9/2023, kết quả nổi bật nhất là việc hai nước nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Tổng thống Hoa Kỳ nhấn mạnh: "Tôi vô cùng tự hào về cách thức mà hai quốc gia và nhân dân hai nước chúng ta đã tiến hành xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau để có thể xử lý các hậu quả đau đớn mà cuộc chiến tranh đã để lại cho cả hai dân tộc chúng ta"; tin tưởng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa sau khi khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện được xác lập.

Tong bi thu Nguyen Phu Trong voi tien trinh hoi nhap quoc te, thu hut dau tu-Hinh-2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden tại cuộc hội đàm Việt Nam - Hoa Kỳ vào tháng 9/2023. Ảnh: TTXVN

Tổng thống Hoa Kỳ nhắc đến hai câu nổi tiếng trong Truyện Kiều: "Vinh hoa bõ lúc phong trần /Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày"; đề cao những nỗ lực của hai nước để "nắm bắt tiềm năng của tương lai, là những cơ hội lớn lao về sự thịnh vượng cho người dân hai nước".

Trung tuần tháng 12/2023, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước thứ ba của ông trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, cũng là chuyến thăm đầu tiên của ông tới Việt Nam sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chuyến thăm đã tăng cường hơn nữa quan hệ hai quốc gia láng giềng; 36 văn kiện đã được ký kết là số lượng văn kiện hợp tác nhiều nhất từ trước đến nay trong một chuyến thăm Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc.

Tong bi thu Nguyen Phu Trong voi tien trinh hoi nhap quoc te, thu hut dau tu-Hinh-3

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sỹ và thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc vào tháng 12/2023. Ảnh: Đỗ Phú

Trong hơn 13 năm trên cương vị lãnh đạo Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là giai đoạn mà Việt Nam đạt được nhiều thành tựu lớn về phát triển đội ngoại, hội nhập quốc tế. Điển hình trong đó là đến tháng 3/2024, Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 7 quốc gia thì có tới 6 quốc gia được phát triển trong giai đoạn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị lãnh đạo Đảng, bao gồm Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc.

Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, trong đó có 7 nước Đối tác Chiến lược Toàn diện, 12 nước Đối tác Chiến lược và 12 nước Đối tác Toàn diện; vị thế và tiếng nói của Việt Nam được khẳng định tại nhiều diễn đàn quốc tế, cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, AIPA, IPU, UNESCO, Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28).

Vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, thành tựu đối ngoại đạt được trong những năm qua với bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam" và truyền thống vẻ vang của ngoại giao cách mạng Việt Nam là nền tảng vững chắc cho đối ngoại và ngoại giao của đất nước, vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ để gia tăng quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Theo đánh giá của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, một trong những "di sản" đối ngoại mang dấu ấn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là việc chúng ta không chỉ giữ vững "trong ấm, ngoài êm" để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế đang trải qua những biến động lớn, rất phức tạp, mà còn nâng lên tầm cao mới với chất lượng mới, nội hàm chiến lược mới, độ tin cậy chính trị cao hơn và hợp tác thực chất, hiệu quả hơn trong quan hệ với các nước láng giềng, các cường quốc hàng đầu, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống cũng như uy tín, vị thế mới của Việt Nam trên cả bình diện song phương và đa phương. Những thành tựu này đã góp phần khẳng định, "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài

Cùng những chuyển biến mạnh mẽ về phát triển đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 20/8/2019, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị "về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030". Đây có thể nói lần đầu tiên Bộ Chính trị có một Nghị quyết riêng đầu tư nước ngoài (FDI) qua đó khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác.

5 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng về FDI, thu hút FDI đã chuyển biến tích cực; Khu vực Kinh tế FDI đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi theo hướng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, chất lượng và hiệu quả sử dụng FDI ngày càng cao; hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng với thế giới.

Tong bi thu Nguyen Phu Trong voi tien trinh hoi nhap quoc te, thu hut dau tu-Hinh-4

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) với quy mô đầu tư 220 triệu USD tại Hà Nội. Ảnh: AT.

Trong 5 năm 2019 - 2023 thu hút FDI đã có chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, thể hiện không chỉ vốn thực hiện từ 20,38 tỷ USD năm 2019, tăng lên 22,4 tỷ USD năm 2022 và 23,18 tỷ USD năm 2023; năm 2020 và 2021 mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch nhưng sụt giảm không nhiều. Tổng vốn thực hiện 5 năm đạt 105,68 tỷ USD, bằng 35,5% vốn thực hiện lũy kế đến cuối năm 2023. Chất lượng các dự án FDI đã dần tiếp cận định hướng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại, đổi mới và sáng tạo, R&D, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Khu vực kinh tế FDI đóng góp từ 22-25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% giá trị sản xuất công nghiệp, hình thành một số ngành kinh tế chủ lực như thăm dò khai thác dầu khí, lọc, hóa dầu, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin. Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất smartphone, máy tính bảng, linh kiện điện tử, 20% GDP, 20% thu ngân sách nội địa, hơn 70% kim ngạch xuất khẩu với cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại.

Tong bi thu Nguyen Phu Trong voi tien trinh hoi nhap quoc te, thu hut dau tu-Hinh-5

Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI nhờ thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện. Ảnh: AT

Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2022 tổng tài sản của các doanh nghiệp FDI là 9.444.170 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2021. Trong đó, 5 lĩnh vực chiếm 91% tổng tài sản của các doanh nghiệp FDI gồm doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo 60%; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 10%; bất động sản 7%, sản xuất chế biến, khí đốt, điều hòa 4% và khoa học công nghệ 4%. Vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp FDI đạt 4.069.190 tỷ đồng, tăng 11,7%; vốn đầu tư chủ sở hữu tăng gần 14%; lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là 1.012.064 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2021.

Năm 2022 doanh nghiệp FDI nộp ngân sách đạt 237.777 tỷ đồng, chiếm 33,7% tổng số nộp ngân sách của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Bộ Tài chính nhận định, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpp FDI có sự chuyển biến tích cực về quy mô tài sản, vốn đầu tư, nộp ngân sách, tuy vậy tốc độ nộp ngân sách tăng chậm hơn so với tốc độ tăng nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận sau thuế, đóng góp vào ngân sách chưa tương xứng với mức đầu tư và kết quả kinh doanh.

Bộ Tài chính ước tính có khoảng 122 doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của quy định thuế tối thiểu toàn cầu, với khoản thu thuế khoảng 14.600 tỷ đồng, mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích như tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận. Nhà nước sẽ sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách như thuế tối thiểu quốc gia, ưu đãi tài chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI làm ăn, kinh doanh ở nước ta..

Các doanh nghiệp FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam; nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang triển khai nhiều dự án xanh và bền vững, hướng tới sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội, phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, minh chứng tiêu biểu nhất cho khu vực kinh tế FDI đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam.

Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, Việt Nam đang được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI nhờ thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện; nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá cao. Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng HSBC nhận định nhiều tập đoàn công nghệ đã ghi dấu ấn tại Việt Nam. Trong đó, một nữa điện thoại thông minh của Samsung trên toàn toàn cầu đến từ Việt Nam. Điều này cũng khuyến khích những Tập đoàn công nghệ khác mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Trong đó Tập đoàn Apple của Hoa Kỳ đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn. vào Việt Nam. "Bộ ba" đối tác quen thuộc của Apple tại Việt Nam là Foxconn, Luxshare và Goertek cũng đồng loạt tăng vốn, mở rộng nhà máy ở Việt Nam.

Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ cùng nhiều doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư như là một địa điểm dịch chuyển sản xuất chip. Theo các chuyên gia kinh tế, với sự hợp tác của các doanh nghiệp công nghệ Mỹ, Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nước ta đã vượt qua vô vàn khó khăn, thách thức, tranh thủ mọi cơ hội để phát triển theo kinh tế thị trường, định hướng XHCN, hội nhập quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi đã đạt được thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, về thương mại và đầu tư quốc tế đã trở thành một nước phát triển với thu nhập trung bình, để biến khát vọng thịnh vượng của dân tộc sớm trở thành hiện thực vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Theo Nhà đầu tư

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN