Chứng khoán ngày 25/7: Chú ý đến BID, ANV và VLC

Các công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị gì cho các cổ phiếu BID, ANV và VLC trước phiên ngày 25/7?
Khuyến nghị Khả quan đối với BID với giá mục tiêu 54.000 đồng/cp
Chứng khoán ACB (ACBS): Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với BID với giá mục tiêu 1 năm là 54.000 đồng/cp theo P/B mục tiêu 2,0 lần. Kết quả kinh doanh trong những quý tới được hỗ trợ nhờ NIM có nhiều dư địa phục hồi và chất lượng tài sản ổn định nhờ bộ đệm dự phòng rủi ro vững chắc.
KQKD Q1/24 của BID chưa cho thấy sự phục hồi rõ rệt với LNTT đạt 7.390 tỷ đồng, tăng 6,8% svck và giảm 6,3% sv quý trước, chủ yếu do NIM giảm sâu. Cụ thể, NIM Q1/24 giảm 30 bps svck và giảm 35 bps sv quý trước, chỉ đạt 2,44%, thuộc nhóm thấp nhất trong ngành.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy NIM của BID có nhiều dư địa cải thiện nhờ (1) chi phí vốn tiếp tục giảm khi các khoản huy động tiền gửi lãi suất cao trong năm ngoái đáo hạn và (2) lãi suất cho vay của BID hiện đang thuộc nhóm thấp nhất ngành (khoảng 6,86%) và ít chịu áp lực giảm thêm. Chúng tôi dự báo NIM cả năm 2024 của BID đạt 2,8%, tăng 16 điểm cơ bản svck.
Dư nợ tín dụng của BID chỉ tăng 0,9% trong Q1/24 nhưng phục hồi khá tốt trong Q2/24 với mức tăng tính đến 28/6 đạt 5,83% sv đầu năm, tương đương mức tăng trưởng toàn ngành. Chúng tôi dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 của BID đạt 14%.
Cho Q2/2024, chúng tôi kỳ vọng BID có thể ghi nhận 7.800 tỷ đồng LNTT, tăng 12,2% svck và 5,5% sv quý trước. Luỹ kế 6T2024, LNTT dự báo hoàn thành 49% dự phóng cả năm của chúng tôi.
Chúng tôi dự báo LNTT năm 2024 đạt 31.188 tỷ đồng, tăng 13,0% svck, căn cứ vào các yếu tố sau:
(1) Thu nhập từ các mảng banca, kinh doanh trái phiếu chính phủ và thu nợ ngoại bảng dự báo vẫn còn gặp khó khăn, trong khi hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ được hưởng lợi từ biến động tỷ giá. Chúng tôi dự báo thu nhập ngoài lãi cả năm 2024 giảm 9,5% svck và chiếm tỷ trọng 18,8% tổng thu nhập.
(2) Chi phí hoạt động cả năm 2024 dự báo tăng 10,0% svck, tỷ lệ CIR (chưa trừ trích quỹ khen thưởng phúc lợi) giảm xuống 33,8% từ mức 34,4% trong năm ngoái.
(3) Chúng tôi dự báo chi phí tín dụng năm 2024 sẽ ở mức tương đương năm ngoái là 1,2% và chi phí dự phòng tăng 12,6%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong Q1/24 giảm từ mức 181% xuống 153% do tỷ lệ nợ xấu tăng 26 điểm cơ bản lên 1,51%, tuy nhiên đây vẫn là mức bộ đệm dự phòng tốt trong ngành.
Chung khoan ngay 25/7: Chu y den BID, ANV va VLC
 
Khuyến nghị Tăng tỷ trọng ANV với giá mục tiêu 39.500 đồng/cp
Chứng khoán Mirae Asset: CTCP Nam Việt (ANV) là doanh nghiệp hàng đầu trong nuôi trồng và chế biến cá tra tại Việt Nam với công nghệ nuôi trồng khép kín hiện đại, cùng chi phí sản xuất cạnh tranh. ANV hiện sở hữu 14 vùng nuôi cá, và gần 600 ha vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú. Hiện nay, doanh nghiệp đã tự chủ 100% thức ăn cho nuôi trồng nhờ 10 dây chuyền nhà máy thức ăn (công suất 1000 tấn/ngày), và tự chủ 100% cá nguyên liệu cho 4 nhà máy chế biến (tổng công suất thiết kế 1.000 tấn cá nguyên liệu/ ngày).
Quý 1/2024, doanh thu thuần và lãi ròng ở mức 1.016 tỷ đồng và 16 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% YoY: 1) Biên lợi nhuận gộp giảm từ 17% xuống 10% YoY do giá bán cá tra giảm. Cụ thể: Tại Trung Quốc (thị trường chủ chốt của ANV), giá bán cá tra trung bình xuất khẩu tháng 3 chỉ đạt 1,94 USD/kg, giảm 28% YoY; 2) Chi phí tài chính giảm 32% YoY do chi phí lãi vay giảm 31% YoY; 3) Doanh thu tài chính giảm 42% YoY, do lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn giảm.
Theo thống kê hải quan 5T/2024, xuất khẩu thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, tăng 5% YoY. Tính riêng kim ngạch xuất khẩu cá tra 5T/2024 đạt 747 triệu USD, tăng 2% YoY. Trong đó, Trung Quốc & Hồng Kong là thị trường tiêu thụ cá tra nhiều nhất trong 5T/2024, đạt gần 203 triệu USD giảm 13% YoY, tiếp đến là thị trường Mỹ đạt 132 triệu USD, tăng 12% YoY. Chúng tôi kỳ vọng thị trường Mỹ là điểm sáng 6 tháng cuối năm 2024: 1) Mỹ cấm nhập khẩu thủy sản từ Nga, giảm bớt áp lực cạnh tranh từ cá tuyết, cá minh thái, ... ; 2) Hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá 0 USD/kg (POR19); 3) Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, kỳ vọng sức mua tại thị trường Trung Quốc dần hồi phục nửa cuối năm 2024 (Q1/2024 tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng tại Trung Quốc tăng 4,7% YoY, kim ngạch nhập khẩu tăng 5% YoY).
Ngoài ra, ANV xây dựng dòng sản phẩm giá trị gia tăng với Collagen và Gelatin từ da cá, qua liên doanh với Amicogen. Hiện dự án chạy thử nghiệm giai đoạn 1 với công suất 780 tấn/năm, tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 và 3 lên 1.200 và 2.400 tấn/năm, kỳ vọng đóng góp 10% lợi nhuận vào 2025.
Năm 2024, chúng tôi dự phóng doanh thu và lãi ròng đạt 4.932 và 158 tỷ đồng, tăng 10,5% và 305% YoY: 1) Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 10,1% lên 12,1% trong bối cảnh giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm; 2) Doanh thu thành phẩm đạt 4.797 tỷ đồng, tăng 10% YoY. Doanh thu mảng năng lượng mặt trời đạt 112 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ.
EPS forward 2024 ước đạt 1.188 đ/cp, tương ứng P/E forward ở mức 28.5 lần. Chúng tôi đánh giá TÍCH CỰC dành cho ANV: 1) vị thế hàng đầu ngành xuất khẩu cá tra, lợi thế tư chủ nguồn nguyên liệu; 2) Giá nguyên liệu (đậu tương, ngô, lúa mì) sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm sau khi đạt đỉnh vào Q2/2022; 3) Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định trung bình 7%/năm.
Khuyến nghị Mua cổ phiếu VLC với giá kỳ vọng 21,898 đồng/cp
Chứng khoán Yuanta: VLC ghi nhận doanh thu Q1/2024 đạt 632 tỷ đồng (-21% QoQ, -14% YoY) và LNST đạt 15 tỷ đồng (-77% QoQ, -83% YoY) hoàn thành lần lượt 18.5% và 6.8% kế hoạch năm 2024
Doanh thu giảm chủ yếu do sức mua yếu đối với các sản phẩm của công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (MCM) khi mà công ty đóng góp lên tới 99% vào doanh thu và lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp giảm xuống mức 25.8% (cùng kỳ 30.4%). LNST ghi nhận giảm mạnh do doanh thu hoạt động tài chính giảm xuống mức 48 tỷ (-32% QoQ, -17% YoY) do lãi suất tiền gửi giảm bên cạnh đó chi phí SG&A vẫn duy trì ở mức tương đương so với cùng kỳ do chính sách duy trì thị phần.
Điểm tích cực là tình hình tài chính của VLC khá lành mạnh khi không có nợ.
Động lực từ mảng chăn nuôi:
MCM duy trì kinh doanh ổn định: KQKD được cải thiện dần đều từ năm 2020 sau khi MCM được VNM hỗ trợ từ năm 2019. Mặc dù Q1/2024 chứng kiến sụt giảm doanh thu trong bối cảnh sức mua yếu của mảng sữa nước, nhưng chúng tôi kỳ vọng sản phẩm sữa chua sẽ bù đắp vào khoản giảm này. Theo Euromonitor, thị trường sữa chua sẽ đạt mức tăng trưởng 3.4% CAGR trong giai đoạn 2023 – 2028.
Dự án nhà máy sữa Hưng Yên: VLC đang tích cực tận dụng nguồn lực đất đai, trong đó có dự án nhà máy sữa Hưng Yên. Hiện tại, NM sữa Hưng Yên đang chậm tiến độ do thủ tục hành chính nên khả năng dự án sẽ hoàn thành chậm hơn kế hoạch ban đầu là Q2/2025. Theo chúng tôi đánh giá, đây sẽ là nguồn thu ổn định trong dài hạn khi dự án đi vào hoạt động. Tùy thuộc vào thị trường mà sẽ điều chỉnh công suất phù hợp, nhưng doanh thu dự án đem lại sẽ không thấp hơn 2,000 tỷ đồng/năm.
Thịt bò mát đem lại luồng gió mới cho VLC: VLC và tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) hợp tác xây dựng tổ hợp chăn nuôi và sản xuất thịt bò mát Vinabeef tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với công suất chế biến 10,000 tấn thịt bò mát/năm, ước tính doanh thu đạt 2,550 tỷ đồng/năm, dự kiến sẽ đi vào sản xuất từ Q4/2024. VLC cũng đã sản xuất thử nghiệm nội bộ và đang cho thấy phản hồi khá tốt. Theo Statista, lượng thịt tiêu thụ trên đầu người ở Việt Nam sẽ tăng dần và đạt 9.6 kg/người/năm vào năm 2029. Bên cạnh đó, sản lượng thịt bò trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nội địa.
Định giá cổ phiếu: Chúng tôi định giá VLC bằng 2 phương pháp P/E và P/B, với tỷ trọng mỗi phương pháp lần lượt là 80% và 20%. Với mức P/E và P/B dự phóng lần lượt là 20.5x và 0.9x lần do kỳ vọng MCM duy trì KQKD ổn định và đóng góp doanh thu của thịt bò mát vào Q4/2024. Kết quả dự phóng trung bình là 21,898 đồng/CP. Theo đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với VLC với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng +17.7% so với giá đóng cửa ngày 24/07/2024.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN