Ông Trần Bắc Hà bị triệu tập bao nhiêu lần trong phiên toà xử Phạm Công Danh?

Năm 2018, TAND TP HCM đã nhiều lần triệu tập Cựu chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà đến phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh. Tuy nhiên, ông này đã có đơn kèm hồ sơ bệnh án xin vắng mặt để điều trị bệnh tại Singapore.

Ngày 18/7, bị can Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) vừa tử vong. Ông Hà tử vong khi đang bị tạm giam để điều tra về những sai phạm trong hoạt động ngân hàng tại BIDV.

Ông Trần Bắc Hà từng bị tòa triệu tập nhiều lần

Đầu năm 2018, TAND TP HCM sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Công Danh và đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phiên tòa có sự tham gia của 46 bị cáo, gần 200 cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng được triệu tập. Ông Trần Bắc Hà được xác định liên quan với 2 tư cách: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là người làm chứng, và đại án Phạm Công Danh xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Khi đó, gửi đơn xin vắng mặt đến Hội đồng xét xử, ông Trần Bắc Hà nêu lý do vắng mặt là bị ung thư gan từ năm 2012 và tái khám gần nhất vào ngày 8/1/2018 - thời điểm mở phiên xét xử.

Ông Hà đề nghị giữ nguyên các lời khai với cơ quan điều tra. Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận lý do vì ông Hà là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan quan trọng trong vụ án.

Viện kiểm sát cũng đề nghị triệu tập những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt, trong đó có ông Trần Bắc Hà để tòa đủ điều kiện làm rõ sự thật vụ án.

Ong Tran Bac Ha bi trieu tap bao nhieu lan trong phien toa xu Pham Cong Danh?

 Bị cáo Phạm Công Danh

Một tuần sau ngày xét xử, tới ngày 16/1, ông Trần Bắc Hà có ủy quyền cho văn phòng luật sư Trần Hải Đức đại diện bảo vệ quyền lợi nhưng HĐXX cũng không chấp nhận.

Lý do, trước khi xét xử phiên tòa, theo quy định, tòa đã cho thực hiện các thủ tục để bị cáo đảm bảo quyền bào chữa hoặc tự bào chữa. Các trường hợp nằm viện hoặc trường hợp đặc biệt khác sẽ được HĐXX xem xét nếu lý do phù hợp.

Tuy nhiên, ông Hà không có ý kiến gì trong thời gian quy định. Nếu ông Hà có mặt tại phiên tòa và trình bày lý do, HĐXX sẽ xem xét thêm.

Đại diện VKS một lần nữa đề nghị HĐXX xác định việc ông Hà đang khám bệnh ở đâu và việc tái khám thực hiện như thế nào? Theo đại diện VKS, ông Hà là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan quan trọng của vụ án nên cần có mặt tại phiên tòa để làm rõ vụ án.

Tuy nhiên, sau đó, ông này đã có đơn kèm hồ sơ bệnh án xin vắng mặt tại tòa để điều trị bệnh tại Singapore.

Ngày 26/10/2017, Cơ quan điều tra đã có kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với cán bộ BIDV liên quan kể trên.

Ông Trần Bắc Hà cho 12 công ty "ma" của Phạm Công Danh vay trái quy định của hàng ngàn tỷ đồng

Thời điểm năm 2013, ông Trần Bắc Hà là người đứng đầu phân ban rủi ro tín dụng đầu tư thuộc ủy ban quản lý rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển (BIDV).

Với cương vị của mình, ông Hà đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn, sau đó, BIDV chấp thuận cho các công ty này vay 4.700 tỷ đồng. Việc cho vay này đã được Ngân hàng Nhà nước kết luận có hàng loạt sai phạm. 

Hồ sơ vụ án xác định, tháng 4/2013, khi cần tiền để tăng vốn điều lệ cho VNCB, Phạm Công Danh đã tìm đến ngân hàng BIDV. 

Tại đây, sau khi thỏa thuận hợp tác, ông Danh chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ nộp cho ngân hàng này, đồng thời dùng tài sản đảm bảo gồm 6 lô đất ở sân vận động Chi Lăng, khu đất trên đường Trường Chinh (Đà Nẵng) và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để đảm bảo cho khoản vay 4.700 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phía ông Phạm Công Danh không cung cấp được hồ sơ chứng từ liên quan việc sử dụng vốn vay nên các chi nhánh của BIDV yêu cầu trả nợ trước hạn. Đến ngày 5/5/2014, BIDV đã thu đủ cả gốc và lãi từ khoản bảo đảm của VNBC với tổng số tiền là 2.550 tỷ đồng. Như vậy, đây là số tiền thiệt hại của VNBC do bảo lãnh cho 12 công ty vay vốn tại BIDV.

Ong Tran Bac Ha bi trieu tap bao nhieu lan trong phien toa xu Pham Cong Danh?-Hinh-2

Ông Trần Bắc Hà. 

Ngoài ra, kết luận của đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước thể hiện BIDV xem xét việc cho vay khi chưa đủ cơ sở để xác định khách hàng có khả năng trả nợ trong hạn cam kết, có phương án khả thi hiệu quả là sai quy định pháp luật.

Với những sai phạm của nhóm lãnh đạo VNCB, nhóm giám đốc các doanh nghiệp, cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 3 cá nhân là cán bộ của BIDV chi nhánh Gia Định đã gây thiệt hại cho VNCB là Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo.

Ngoài những cá nhân này, cơ quan điều tra xác định ông Trần Bắc Hà (chủ tịch HĐQT, trưởng phân ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV) đã ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến đồng ý vào chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn với số tiền tối đa 4.700 tỷ đồng và giao cho 4 chi nhánh của BIDV cho vay. 

Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra cho rằng, ông Trần Bắc Hà và một số cá nhân và cán bộ của BIDV tuy có các sai phạm, nhưng kết quả giám định về thiệt hại không xảy ra tại BIDV.

Hơn nữa, chưa đủ căn cứ xác định những người trên có vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh vì không có tài liệu, chứng cứ, lời khai nào cho thấy những người liên quan này biết các công ty vay vốn tại BIDV là do Danh thành lập, điều hành.

Tại kỳ họp thứ 26, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận những vi phạm của ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV là rất nghiêm trọng và đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Viết Dũng

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN