|
Một trong những lý do chính khiến tôm hùm đắt đỏ là tôm hùm được coi là một mặt hàng cao cấp. Ảnh: Greatist |
|
Giá tôm hùm tăng vọt bắt đầu từ những năm 1880 và đến Thế chiến thứ hai, tôm hùm được coi là một mặt hàng thực phẩm xa xỉ. Ảnh: Saveur |
|
Vòng đời cũng góp phần khiến giá tôm hùm ở mức cao. Ít ai biết, tôm hùm phát triển chậm, mất khoảng bảy năm để đạt kích thước bán 0,45 kg. Ảnh: Washington Post |
|
Ngoài ra, do tính chất lãnh thổ và thích sống ở môi trường biển nhiều đá nên tôm hùm rất khó nuôi. Ảnh: Getty |
|
Một lý do nữa khiến tôm hùm giá cao là trang trại nuôi tôm hùm thương mại không nhiều. Nghề nuôi tôm hùm gặp nhiều khó khăn do tốc độ tăng trưởng chậm, dễ mắc bệnh. Ảnh: Priceofmeat |
|
Khi nhu cầu tôm hùm tăng lên, áp lực lên quần thể tôm hùm tự nhiên cũng tăng theo. Việc thu hoạch quá mức dẫn đến sự sụt giảm tổng số tôm hùm hiện có, đẩy giá tăng cao do khan hiếm. Ảnh: Akron Zoo |
|
Ngoài ra, việc vận chuyển tôm hùm sống rất tốn kém, cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo chúng vẫn sống. Ảnh: CBC |
|
Sự ra đời của công nghệ an toàn thực phẩm cũng khiến giá tôm hùm tăng cao. Trước đây, tôm hùm thường được bán sống và tiêu thụ ngay sau khi mua. Ảnh: Getty |
|
Tuy nhiên, với những tiến bộ trong công nghệ vận chuyển và bảo quản, tôm hùm giờ đây được vận chuyển đường dài và giữ sống trong thời gian dài, cho phép chúng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Điều này làm tăng nhu cầu về tôm hùm và góp phần đẩy giá cao hơn. Ảnh: BI |
|
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng, chẳng hạn như gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra, có thể dẫn đến tăng chi phí vận chuyển và lưu kho, tác động đến giá tôm hùm. Ảnh: BI |