Đề xuất công khai danh tính người dùng bằng giả của đại học Đông Đô

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa yêu cầu điều tra việc dùng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô. Dư luận cũng nêu vấn đề: Có công khai danh tính người sử dụng bằng giả không?

Ngày 20/12, nguồn tin từ Báo Tiền Phong cho biết đã có nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học của hơn 20 trường ĐH trên cả nước đã sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô làm điều kiện tuyển sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Cụ thể, ĐHQG Hà Nội có 5 trường hợp, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: 8 trường hợp, Học viện Báo chí - Tuyên truyền và ĐH Huế mỗi đơn vị có 4 trường hợp. Ngoài ra, 2 giảng viên của Trường ĐH Luật (thuộc ĐH Huế) năm 2018 đã trúng tuyển vào lớp Ngôn ngữ Anh văn bằng 2 của Trường ĐH Đông Đô, một giảng viên của ĐHQG Hà Nội cũng trúng tuyển vào lớp này.

Một trường hợp tại TP.HCM sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh của Trường ĐH Đông Đô nộp hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ ở một trường ĐH công lập đóng tại TP.HCM.

Trường hợp này sau khi nhận được công văn của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã yêu cầu học viên không được sử dụng văn bằng của Trường ĐH Đông Đô và phải nộp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ khác thay thế. Học viên này đã nộp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Anh của nơi khác bổ sung vào hồ sơ dự tuyển.

De xuat cong khai danh tinh nguoi dung bang gia cua dai hoc Dong Do
 Nguyễn Khắc Hùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Đô, đang bị truy nã. Ảnh: Bộ Công An Cung Cấp.

Theo TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, những người sử dụng bằng giả của trường ĐH Đông Đô như cơ quan điều tra nêu là nộp tiền không học, nhận bằng giả để sử dụng cho mục đích riêng, nên sẽ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực tế từng có nhiều trường hợp công chức, viên chức bị phát hiện sử dụng bằng giả để lên lương, lên chức đã bị xử lý.

Ông cho rằng, với người có văn bằng 2 Ngôn ngữ  Anh của trường ĐH Đông Đô, cần phân biệt 2 đối tượng: những người mà cơ quan có thẩm quyền kết luận mua bằng thì phải công khai danh tính, nhưng những người thi thật, học thật thì lỗi không thuộc về họ mà thuộc về trường ĐH Đông Đô và cơ quan quản lý. Những người học thật, thi thật là nạn nhân, nên cần phải được bảo vệ quyền lợi.

Theo ông, ngoài việc để trường ĐH Đông Đô hoạt động bình thường, các cơ quan quản lý phải có chế độ giám sát đặc biệt để trường khôi phục nề nếp hoạt động, đảm bảo chất lượng ĐH.

Luật sư Nguyễn Thành Công, Đoàn luật sư TP.HCM chia sẻ với Báo Tuổi trẻ, nếu phụ giúp người làm ra bằng giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giấy tờ giả.

Nếu là người có chức vụ, quyền hạn trong việc cấp bằng giả và hợp thức hóa các điều kiện tương ứng để đối tượng đủ điều kiện được cấp bằng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác.

Nếu dùng tiền nhằm hối lộ người có chức vụ, quyền hạn để người đó cấp bằng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.

De xuat cong khai danh tinh nguoi dung bang gia cua dai hoc Dong Do-Hinh-2
 Đã làm rõ 193 người không qua đào tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh, nhưng vẫn được trường ĐH Đông Đô cấp bằng (Ảnh minh họa).

Theo điều 12, 13 và 18, 19 nghị định 112/2020, Công chức, viên chức sử dụng bằng giả để được tuyển dụng sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc, nếu dùng bằng giả để được bổ nhiệm thì bị cách chức.

Cũng theo nghị định này, kỷ luật cán bộ công chức, viên chức được thực hiện qua các hình thức cảnh cáo, cách chức, giáng chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương, buộc thôi việc mà không có quy định việc bị công khai danh tính, trong đó có trên các phương tiện truyền thông.

"Trường hợp đủ dấu hiệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc "bêu danh tính" lúc này mới được xem là có thể thực hiện thông qua việc các cơ quan truyền thông đưa tin về vụ án, chứ trong Bộ luật hình sự cũng không có chế tài riêng về vấn đề này. Cần xác định việc công khai danh tính trong trường hợp sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô dù đã vi phạm nghiêm trọng về pháp luật lẫn đạo đức nhưng xử lý cần phải tuân theo quy định pháp luật, không thể tùy tiện" - luật sư Công nói.

Hồng Quyên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN