Đàn heo nhiễm dịch tả lợn châu Phi hết bệnh sau khi… ăn hèm rượu

Trong khi cả thế giới chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc xin phòng bệnh thì tại Đồng Nai, một đàn heo thoát dịch tả lợn châu Phi một cách thần kỳ.
Video clip đàn heo nhiễm dịch bất ngờ khỏe lại:
Sáng 22/8, ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai xác nhận, trên địa bàn xã có 15 con heo của hộ chăn nuôi Đỗ Thị Nhung (ấp Nguyễn Huệ 2, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) dương tính với dịch tả lợn châu Phi (nhiễm bệnh) nhưng sau đó bất ngờ khỏe lại (âm tính).
Dan heo nhiem dich ta lon chau Phi het benh sau khi… an hem ruou
Lãnh đạo UBND xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai xác nhận trên địa bàn có vụ việc đàn heo nhiễm dịch tả lợn châu Phi bất ngờ hết bệnh. 
“Hiện vụ việc đang tiếp tục được các ngành chức năng của tỉnh và huyện phối hợp để làm rõ nguyên nhân”, ông Nam thông tin thêm.
Có mặt tại nhà bà Nhung, phóng viên ghi nhận người phụ nữ góa chồng này nuôi 3 con nhỏ ăn học bằng nghề nấu rượu và chăn nuôi heo.
Theo bà Nhung thì những ngày cuối tháng 7 vừa qua, đàn heo gần 40 con của bà nhiễm dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy gây thiệt hại cho gia đình hơn 80 triệu đồng. Khi nỗi buồn lo chưa dứt thì ngày 31/7, 15 con heo nuôi nái bắt đầu bỏ ăn, sốt, nằm li bì…
Với kinh nghiệm của mình, bà Nhung đã đoán được đàn heo này cũng chung số phận với 39 con heo bị tiêu hủy vài ngày trước.
Dan heo nhiem dich ta lon chau Phi het benh sau khi… an hem ruou-Hinh-2
Đàn heo 15 con của hộ bà Nhung từng được xác định dương tính... 

Dan heo nhiem dich ta lon chau Phi het benh sau khi… an hem ruou-Hinh-3
 Tuy nhiên sau hơn 15 ngày nuôi bằng phương pháp cho ăn hèm rượu và vệ sinh chuồng trại bằng nước nấu rượu, đàn heo đã được xét nghiệm âm tính và đến nay đã hoàn toàn khỏe mạnh.
Ngay lập tức, bà Nhung điện thoại báo cho UBND xã để có biện pháp xử lý nhằm tránh lây lan cho các hộ chăn nuôi lân cận và cơ quan thú y địa phưong đã đến lấy mẫu xét nghiệm.
Bà Nhung kể: “Ngồi nấu rượu cạnh chuồng và nhìn đàn heo ủ rũ tôi hết sức đau lòng. Nghĩ bụng trước sau gì chúng cũng bị tiêu hủy nên tôi không cho ăn cám.
Sẵn có bã hèm rượu, tôi cho chúng ăn và đổ nước nấu hèm còn nóng ra chuồng với mục đích sát trùng. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau ăn hèm, một số con heo trong đàn bắt đầu có dấu hiệu hồi phục”.
Vài ngày sau, kết quả xét nghiệm từ cơ quan thú y tỉnh Đồng Nai xác định, 15 con heo của bà Nhung dương tính với dịch tả lợn châu Phi, đồng thời đề nghị tiêu hủy toàn bộ.
Tuy nhiên, bà Nhung đã có đơn xin giữ lại đàn heo để theo dõi vì những ngày qua trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bà cho heo ăn cũng như sát trùng chuồng bằng phương pháp như nói trên và thêm việc hun khói bằng mùn cưa, bồ kết để giữ ấm thì đàn heo ăn uống trở lại và sau đó hoàn toàn hồi phục.
Sự việc cũng có sự chứng kiến của cán bộ xã Quang Trung nên tổ công tác đã xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, huyện và đồng ý để bà Nhung giữ lại đàn heo để tiếp tục theo dõi.
Dan heo nhiem dich ta lon chau Phi het benh sau khi… an hem ruou-Hinh-4
Bà Nhung bên chuồng nuôi heo của mình. 
Dan heo nhiem dich ta lon chau Phi het benh sau khi… an hem ruou-Hinh-5
Đây là nước nấu rượu bà Nhung dùng để vệ sinh chuồng và cho heo ăn. 
Giữa tháng 8/2019, cơ quan thú ý huyện Thống Nhất trở lại lấy mẫu xét nghiệm đối với 15 con heo nhiễm bệnh nói trên và thật bất ngờ, ngày 17/8 vừa qua, kết quả mới nhất xác định đàn heo này âm tính.
Trước “kỳ tích” bất ngờ nói trên, cơ quan chức năng huyện Thống Nhất và tỉnh Đồng Nai đã vận động và bà Nhung đồng ý nuôi thí điểm thêm 20 con lợn có kết quả dương tính của một hộ dân khác trên địa bàn xã Bắc Sơn 2 (huyện Thống Nhất) bằng hèm rượu để làm cơ sở đối chứng.
Cuối ngày 21/8, Chủ tịch UBND xã Quang Trung Phạm Văn Nam thông tin thêm, sau 3 ngày nuôi thí điểm số heo dương tính, hiện tại chưa có con heo nào trong số 20 con bị chết hay trở bệnh nặng; theo ghi nhận, tất cả số heo đang có tiến triển tốt về sức khỏe.
Được biết, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thống Nhất đang thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến của đàn heo tại hộ bà Nhung và báo cáo cho UBND huyện để có chỉ đạo kịp thời.
Bệnh dịch tả heo châu Phi hiện chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng bệnh. Tỷ lệ heo chết khi nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi là 100%.
Hạo Thạch

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN