Tìm thấy xác tàu ngầm đầu tiên của Australia bị đắm trong Chiến tranh Thế giới thứ I

Xác chiếc tàu ngầm đầu tiên của Úc được tìm thấy ngoài khơi quần đảo Duke of York của Papua New Guinea.

 

Nhà chức trách Australia cho biết đã tìm thấy xác của tàu AE-1, tàu ngầm đầu tiên của Úc bị đắm trong Chiến tranh Thế giới thứ I ở ngoài khơi bờ biển Papua New Guinea, theo đó giải mã được một trong những bí ẩn lâu đời nhất của hải quân Australia sau hơn 1 thế kỷ.

Chiếc tàu ngầm trên được tìm thấy ngoài khơi quần đảo Duke of York của Papua New Guinea. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne, trong lần tìm kiếm thứ 13, Hải quân nước này và một số tổ chức tìm kiếm tư nhân đã tìm thấy nơi an nghỉ cuối cùng của 35 thủy thủ trên tàu AE-1 và đã tổ chức lễ tưởng niệm ngay trên con tàu khảo sát đã tìm thấy xác chiếc tàu ngầm này. Hiện nhà chức trách Australia đang tìm cách liên lạc với con cháu của những thủy thủ tàu AE-1.
Tàu AE-1 bị đắm năm 1914 trong khi đang đi tuần tra các tàu chiến của Đức. Đây là tàu ngầm đầu tiên của quân đồng minh bị chìm trong Chiến tranh Thế giới I.
Những thủy thủ có mặt trên tàu lúc đó là công dân của 3 nước Australia, Anh và New Zealand. Cho đến nay vẫn chưa rõ tình huống tàu bị chìm. Theo chỉ huy lực lượng Hải quân Australia, Phó Đô đốc Timmy Barrett hy vọng việc tìm thấy xác tàu AE-1 sẽ là niềm an ủi đối với người thân của các thủy thủ trên tàu.

7 câu hỏi về tàu ngầm Argentina mất tích

Nhiều nghi vấn được đặt ra sau khi chiếc tàu ngầm ARA San Juan của Argentina mất tích gần 10 ngày, đặc biệt sau thông tin cho biết có thể một vụ nổ đã xảy ra bên trong tàu.

7 cau hoi ve tau ngam Argentina mat tich
Tàu khu trục ARA Sarandi (trên) của Argentina cùng các tàu khác tham gia công tác tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích ở Đại Tây Dương - Ảnh: AFP. 

Tám ngày sau khi tín hiệu liên lạc cuối cùng của chiếc tàu ngầm mất tích ARA San Juan được báo cáo, ngày 23/11 Hải quân Argentina cho biết có khả năng một vụ nổ đã xảy ra trên chiếc tàu ngầm. Thông tin này cũng đã gần như làm chấm dứt mọi hy vọng về sự sống sót của 44 thủy thủ bên trong tàu ngầm.

Hải quân Argentina đã mất tất cả liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan vào lúc 7h30 sáng 15/11 và một tiếng động bất thường cũng được phát hiển tại cùng địa điểm trên vào lúc 10h31 sáng cùng ngày.

Khi được hỏi về thông tin này, người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết tiếng ồn trên "có dấu hiệu giống vụ nổ được ghi nhận ngoài khơi Argentina vào thời điểm tàu ngầm ARA San Juan mất tích". Ông cho biết hiện tình hình "nguy kịch".

Nếu thật sự chiếc tàu ngầm đã nổ và các thủy thủ đã thiệt mạng thì đây là thảm kịch tàu ngầm chết chóc nhất kể từ vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga vào tháng 8-2000, đồng thời là vụ mất mát sinh mạng lớn nhất của quân đội Argentina kể từ chiến tranh Falklands giữa Argentina và Anh vào năm 1982.

Những bí ẩn xoay quanh vụ mất tích của chiếc tàu ngầm Argentina cũng làm nảy sinh bảy câu hỏi về thảm kịch tàu ngầm này.

Nguyên nhân gây ra vụ nổ là gì?

Hải quân Argentina nói rằng hiện họ không có đủ thông tin để kết luận nguyên nhân gây ra vụ nổ và liệu con tàu có phải đã bị tấn công hay không.

Một nguyên nhân khả dĩ là chiếc tàu ngầm ARA San Juan đã di chuyển vào hoặc bị sụt xuống "độ sâu phá hủy" (crush depth). Đây là độ sâu mà các bộ phận của tàu ngầm sẽ không thể chịu được áp lực nước.

Độ sâu phá hủy của hầu hết tàu ngầm đều được giữ bí mật nhưng có thể độ sâu này lớn hơn 400 mét. Vị trí tìm kiếm chiếc tàu ngầm Argentina vắt ngang rìa thềm lục địa, là nơi độ sâu của đại dương thay đổi khác nhau, nhưng có thể sâu tới 3.000 m.

"Nếu một tàu ngầm lặn xuống độ sâu phá hủy, nó sẽ chỉ nổ tung mà thôi" - ông James H Patton Jr, một chỉ huy hải quân về hưu, trả lời hãng tin AP. Theo ông, khi đó nó sẽ phát ra âm thanh giống như một tiếng nổ rất lớn mà bất cứ thiết bị theo dõi âm thanh nào cũng có thể ghi nhận được.

Vào năm 1963, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân Thresher của Mỹ khi di chuyển gần "độ sâu phá hủy" gần 396 mét thì nó đã phát tín hiệu cho biết đang gặp một số sự cố nhỏ.

Triều Tiên khẳng định đứng ngoài vụ tấn công bằng mã độc WannaCry

Ngày 21/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định nước này không liên quan đến các vụ tấn công mạng bằng mã độc WannaCry vào tháng 5 năm nay.

Đây là phản ứng đầu tiên của Triều Tiên sau khi Mỹ công khai cáo buộc chính quyền Bình Nhưỡng đứng sau một vụ tấn công mạng bằng mã độc có tên là WannaCry trên toàn thế giới.
Trang chủ của Tập đoàn quảng cáo nổi tiếng WPP của Anh trên màn hình máy tính ở London.
Trang chủ của Tập đoàn quảng cáo nổi tiếng WPP của Anh trên màn hình máy tính ở London.