Tìm thấy bố mẹ sau 33 năm bị bắt cóc nhờ...ngồi tù

Một gia đình ở Trung Quốc đã dành hơn ba thập kỷ để tìm kiếm đứa con trai bị bắt cóc khi mới 4 tuổi và cuối cùng họ đã được đoàn tụ với con trai ở trong tù.

Gia đình ông Wei đến từ tỉnh Tứ Xuyên (tây nam Trung Quốc), đã dành hơn 3 thập kỷ để tìm kiếm cậu con trai bị bắt cóc khi mới 4 tuổi.
Nhờ cơ sở dữ liệu DNA, gia đình ông Wei đã tìm thấy cậu con trai thất lạc của họ nhưng anh đang phải ngồi tù vì tội trộm cắp ở tỉnh Chiết Giang ở miền đông nước này.
Tim thay bo me sau 33 nam bi bat coc nho...ngoi tu
Gia đình ông Wei đoàn tụ với con trai trong nhà tù ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: SCMP.  
Phạm nhân Mingdong (tên nhân vật đã được thay đổi), 37 tuổi, được xác định là người con trai thất lạc từ lâu của nhà ông Wei khi DNA của anh này được nhà tù thu thập vào tháng 4 trong lúc làm thủ tục tiếp nhận.
Trong khi đó, ông Wei và vợ đã đăng ký DNA của họ với một mạng lưới quốc gia được thiết kế để giúp đỡ những người tìm kiếm thành viên gia đình bị thất lạc.
Mingdong đã được đoàn tụ với cha mẹ và hai chị gái trong nhà tù Chiết Giang vào ngày 20/11. Người thân ôm chặt anh và hứa sẽ đón anh về nhà khi mãn hạn tù.
Trong niềm hạnh phúc, Mingdong chia sẻ anh đã nhiều lần phạm những tội nhỏ và tù 4 lần. "Hiện giờ tôi đã có nhà để về. Tôi sẽ làm lại từ đầu khi ra khỏi trại giam", anh nói.
Cuộc hội ngộ giữa Mingdong và người thân trong tù khiến nhiều người xúc động. Có ý kiến cho rằng những hành vi phạm tội của Mingdong là do cuộc đời bị hủy hoại bởi nạn buôn người.
“Sự chăm sóc và giám sát của cha mẹ thực sự quan trọng trong quá trình trưởng thành của một con người. Nếu không bị bắt cóc, anh ấy có thể nhận được nhiều tình yêu thương từ gia đình và trở thành một người đàn ông tốt”, một người dùng mạng bình luận.
“Việc anh ấy đoàn tụ với gia đình nhờ việc ngồi tù là một bất hạnh nhưng cũng là một điều may mắn. Tôi tin anh ấy sẽ thay đổi”, một người khác bình luận.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nước này đã ghi nhận tổng cộng 118.598 vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em trên toàn quốc từ năm 2010 đến năm 2021.
Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực chống lại nạn buôn người trong những năm gần đây.
Cơ sở dữ liệu DNA quốc gia ở Trung Quốc được thành lập vào năm 2009 để thu thập và đối chiếu DNA của các gia đình đang tìm kiếm người thân bị thất lạc. Một chiến dịch "đoàn tụ" đã được triển khai vào năm 2021, với việc thành lập văn phòng tìm kiếm người thân tại các đồn cảnh sát trên khắp nước này.

Người đàn ông nói dối bị bắt cóc để “vui vẻ” bên nhân tình

Một người đàn ông Australia suýt phải ngồi tù sau khi thừa nhận anh ta đã đánh lừa bạn gái rằng anh ta bị bắt cóc để có thể đón giao thừa vui vẻ cùng nhân tình.

Paul Iera, 35 tuổi, suýt phải ngồi tù sau khi thừa nhận trước thẩm phán rằng anh ta bị bắt cóc để có thể đón giao thừa cùng nhân tình.

Vào ngày 31/12 năm ngoái, Paul Iera đã gọi điện cho bạn gái để nói với cô rằng anh bị bắt cóc trong khi thực tế anh sẽ gặp nhân tình của mình. Paul và nhân tình còn nhắn tin cho bạn gái của anh ta giả vờ làm kẻ bắt cóc. Họ hứa sẽ giao anh ta bình an vô sự vào ngày hôm sau.

Cô gái giả vờ bị bắt cóc để lừa tiền chuộc từ mẹ ruột

Cô gái trẻ ở Tây Ban Nha đã thông đồng với gia đình bạn trai dàn dựng cảnh bị bắt cóc và gửi video chính mẹ ruột để lừa tiền chuộc 50.000 USD.

Một cô gái ở Tây Ban Nha đã bị cảnh sát bắt giữ trên đảo Tenerife, sau khi người này thông đồng với gia đình bạn trai để lừa tiền chuộc từ chính mẹ ruột. Trước đó, cô gái đã quay đoạn video giả vờ mình bị bắt cóc và yêu cầu mẹ đẻ giao số tiền chuộc lớn.
Hồi đầu tuần này, lực lượng cảnh sát Tây Ban Nha đã cho công bố đoạn video ghi lại cảnh một cô gái bị bịt mắt trong khi vết máu vẫn dính trên khuôn mặt và hai tay bị trói ra sau ghế, cùng một con dao lớn kề vào cổ. Cô gái trẻ khóc nức nở và nói với người mẹ rằng cô ta đã bị bắt cóc và bọn bắt cóc yêu cầu người mẹ giao số tiền 50.000 USD để chuộc mạng. Tuy nhiên, nội dung trong đoạn video sau đó được xác minh là clip dàn dựng.