Lừa đảo vốn vẫn xuất hiện lẻ tẻ đây đó trên mạng xã hội, nhưng chưa khi nào có cơ hội bùng lên nhiều như thời hậu COVID-19.
1. Một phòng vé ôm hơn chục tỷ đồng của khách và cộng tác viên bỏ trốn. Lừa đảo vốn vẫn xuất hiện lẻ tẻ đây đó trên mạng xã hội, nhưng chưa khi nào có cơ hội bùng lên nhiều như thời hậu COVID-19.
Trên khắp các hội nhóm thanh lý voucher du lịch và bán vé máy bay, người dùng liên tiếp “bóc phốt” người này người kia lừa đảo. Điểm chung lớn nhất là “thả thính” bán combo du lịch giá rẻ chưa từng có, rẻ giật mình.
Khách chuyển tiền xong thì người bán bóng chim tăm cá. Cú lừa gây choáng nhất do phòng vé Anh Anh đứng đằng sau vừa phát sinh chục ngày nay.
Chủ phòng vé này tuyển hàng chục cộng tác viên bán combo vé máy bay và khách sạn ở các điểm nghỉ dưỡng thu hút như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Tiền trao nhưng vé chưa xuất, gần tới ngày khởi hành khách hàng ngã ngửa.
Kẻ lừa đảo ôm hơn chục tỷ đồng cao chạy xa bay. Tìm tới địa chỉ của phòng vé ở phố Núi Trúc, Ba Đình chỉ thấy nhà cửa trống trơn. Sở Du lịch Hà Nội lần lại dữ liệu, ngờ đâu phòng vé Anh Anh không kê khai, không đăng ký hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng không có thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch.
Chiêu thức lừa đảo không mới mẻ chẳng thâm sâu, cớ sao hàng trăm người vẫn sập bẫy? Là do lòng tham mà ra cả. Cộng tác viên lao vào bán sản phẩm vì mức trích hoa hồng làm mờ mắt. Giá trị combo bán cho khách chỉ hơn 2 triệu đồng, nhưng tiền hoa hồng bỏ túi bạc triệu. Làm giàu không khó là đây chăng?
Người mua lại ngỡ vớ được của rẻ như cho. Nào là du lịch 4 ngày 3 đêm Hà Nội-Nha Trang chỉ có mức chi phí nhỉnh hơn 2 triệu đồng/người gồm cả bay khứ hồi Vietnam Airlines, phòng khách sạn tầm trung cấp.
Bẫy lừa đảo sờ sờ ra đấy thôi, là do người mua tự đưa cổ vào tròng. Cộng tác viên lẫn người mua đều trở thành nạn nhân, dâng tiền cho kẻ xấu.
2. Cơ sự này phần lớn từ lòng tham mà ra, dẫu thế vẫn phải kể tới lí do hoàn cảnh xô đẩy. Tháng 7 thường lệ vốn vào mùa cao điểm du lịch, chi phí du lịch đắt đỏ, khắp nơi thất thủ. Năm nay đại dịch càn quét, Việt Nam tạm lắng dịch đồng thời vắng luôn bóng khách ngoại.
Chiến dịch Bộ VH-TT&DL kêu gọi “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” tạo ra cơ hội du lịch giá rẻ chưa từng có.
Doanh nghiệp đồng loạt bắt tay nhau giảm giá sản phẩm tới mức tối ưu. Vé máy bay, khách sạn, resort cao cấp hạ giá tới gần một nửa vào thời hậu giãn cách. Cơ hội vàng cho du khách hưởng thụ dịch vụ tốt giá phải chăng có một không hai trong lịch sử.
Khách hàng hoan hỉ, nhưng thực tế nhà cung cấp dịch vụ đang trong đận lao đao. Hàng trăm công ty du lịch đóng cửa. Nhân công du lịch thất nghiệp lên tới cả triệu người. Không ít nạn nhân là cộng tác viên bị lừa tiền kia thuộc diện nhân viên du lịch mất việc, đành quay ra mưu sinh bằng bán gói sản phẩm du lịch giá rẻ, kích cầu.
Khách hàng đầu tiên là người thân, quen. Sự việc vỡ lở, họ chạy vạy bỏ tiền túi đền cho khách.Cơ sự này phần lớn từ lòng tham mà ra, dẫu thế vẫn phải kể tới lí do hoàn cảnh xô đẩy.
Tháng 7 thường lệ vốn vào mùa cao điểm du lịch, chi phí du lịch đắt đỏ, khắp nơi thất thủ. Năm nay đại dịch càn quét, Việt Nam tạm lắng dịch đồng thời vắng luôn bóng khách ngoại.
Chiến dịch Bộ VH-TT&DL kêu gọi “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” tạo ra cơ hội du lịch giá rẻ chưa từng có. Doanh nghiệp đồng loạt bắt tay nhau giảm giá sản phẩm tới mức tối ưu. Vé máy bay, khách sạn, resort cao cấp hạ giá tới gần một nửa vào thời hậu giãn cách. Cơ hội vàng cho du khách hưởng thụ dịch vụ tốt giá phải chăng có một không hai trong lịch sử.
Túng quẫn quá hóa mụ mị đầu óc. Người bán lơ là, người mua cả tin ở gói sản phẩm giá hời của thời hậu COVID-19. Của đáng tội, kẻ lừa đảo chấp nhận tung ra một số combo giá rẻ thật để khách hàng trải nghiệm hòng tạo niềm tin. Chẳng thế mà cộng tác viên than trời, tháng 6 vẫn bán cho khách đi ngon lành, nhưng chỉ tháng 7 lại biến thành sản phẩm ảo.
Nạn nhân của vụ lừa đảo bạc tỷ này vừa đáng giận vừa đáng thương. Cú lừa hàng chục tỷ đồng là cái giá đắt để cảnh tỉnh người dân cần tỉnh táo giữa muôn trùng lọc lừa.