Sông Sài Gòn là một biểu tượng sống động của miền đất phương Nam. Người Việt định cư và làm giàu cho miền đất mới bắt đầu từ dòng sông này. Nhiều thế kỷ qua, nói đến Sài Gòn là nói đến cảng, đến sinh hoạt trên bến dưới thuyền, giao thương tấp nập khắp dòng sông chính và kênh rạch phụ lưu.
Hai bên bờ sông Sài Gòn rất thuận lợi cho việc mở rộng không gian, làm đẹp cảnh quan, giải quyết giao thông và thoát nước… Cùng với sông Đồng Nai, sông Sài Gòn cung cấp trên 90% nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt của người dân TPHCM.
Bên cạnh đó, sông Sài Gòn là nơi đẹp nhất dành cho cộng đồng khi không gian trung tâm đã quá tải, hầu hết các quỹ đất đều được xây dựng, nén chặt nhà cao tầng. Quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn rất thích hợp làm dự án phục vụ cộng đồng, mở rộng không gian làm cảnh quan đẹp kết nối khu vực trung tâm và lân cận.
Theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND TPHCM, chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ đối với loại sông, suối, kênh rạch cấp đặc biệt, cấp I, cấp II là 50 m mỗi bên; cấp III và cấp IV là 30 m mỗi bên. Tuy nhiên, tại tuyến đường ven sông như Bờ Hữu Sông Sài Gòn, Đình Hanh Phú đoạn thuộc phường Thạnh Lộc và phường An Phú Đông (quận 12), đang tồn tại nhiều công trình khủng "ôm" chặt lấy sông Sài Gòn khiến dư luận bức xúc.
Theo phản ánh của người dân, quán cà phê Giao Khẩu thuộc phường Thạnh Lộc ngoài việc xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ đê điều, ông Nguyễn Thái Sơn (chủ quán cà phê Giao Khẩu) còn ngang nhiên đưa người và phương tiện (sà lan) chở theo cọc sắt chữ U ngang 40cm, dài khoảng 30m, ngày đêm tổ chức thi công đóng cọc xuống lòng sông Sài Gòn.
|
Quán cà phê Giao Khẩu tại số 197/42/58 Thạnh Lộc 15 (đường Bờ Hữu Sông Sài Gòn), phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM. |
|
Ngày 06/12/2022, chủ quán cà phê Giao Khẩu dùng sà lan tổ chức thi công đóng hơn 10 cọc sắt hình chữ U ngang 40cm, dài gần 30m xuống lòng sông Sài Gòn nhưng không hề xin phép cơ quan chức năng. |
Theo quan sát, vị trí từ miệng cống ngăn nước sông Sài Gòn (cũng là vị trí hàng rào mặt tiền của quán cà phê Giao Khẩu chạy về phía lòng sông) đến khu vực đang thi công có chiều dài gần 30m. Bên trong đã được xây nhà kiên cố, bố trí trồng nhiều cây cảnh, kê bàn ghế cho khách thưởng thức cà phê, bên ngoài có cổng rào để bảng hiệu quán cà phê Giao Khẩu, thả cá phóng sanh An Nhiên, trang trí nhiều đèn lồng…
Trên suốt tuyến đường Bờ Hữu Sông Sài Gòn (phía bờ sông) thuộc phường Thạnh Lộc và An Phú Đông phóng viên báo Tri thức và Cuộc sống cũng ghi nhận nhiều công trình đã xây kè, có chỗ đang thi công san lấp mặt bằng, có chỗ đã san lấp xong quây rào trồng cây kiểng, làm bãi đổ vật liệu…
|
Công trình tập kết vật liệu xây dựng trên đường Bờ Hữu sông Sài Gòn. |
|
Cũng trên đường Bờ Hữu sông Sài Gòn, một công trình xây kè lấn ra sông hàng trăm m2. |
|
Móng và tường của công trình lấn sâu ra lòng sông. |
|
Bờ kè nằm lộ thiên trên mặt nước. |
|
Đất cũng được tập kết để chuẩn bị san lấp. |
|
Nhìn từ trên cao, công trình như nằm giữ dòng sông. |
|
Xe cuốc thi công san lắp mặt bằng trên đường Bờ Hữu sông Sài Gòn. |
|
Quán nhậu King rộng vài trăm m2 bên bờ sông. |
|
Bãi xà cừ trên đường Bờ Hữu Sông Sài Gòn. |
|
Nhiều công trình đã san lắp hoàn chỉnh, quây rào trồng cây kiểng, làm bãi đổ vật liệu, quán nhậu… |
Trên đường Đình Hanh Phú phóng viên cũng ghi nhận có tồn tại các công trình: Nhà hàng ẩm thực Hoa Nắng Bên Sông, quán cà phê Chiều Sông, Đồng Quê Quán, quán cà phê Bến Đình và 3 căn nhà không số kế đó được xây dựng hết sức kiên cố, như người dân đã phản ánh.
|
Nhà hàng Hoa Nắng Bên Sông nằm cạnh bìa sông. |
|
Quán cà phê Bến Đình đối diện Đình Hanh Phú. |
|
Những căn nhà không số được xây dựng hết sức kiên cố cạnh cà phê Bến Đình. |
Hậu quả nhãn tiền khiến nguồn nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm, kế đến là việc gây mất an toàn giao thông đường thủy nội địa. Ai cũng biết, với hệ thống hàng chục cảng nước sâu ven bờ sông, kinh tế thành phố phụ thuộc nhiều với hệ thống giao thông đường thủy. Vì vậy, việc xâm phạm mặt nước sông sẽ ảnh hưởng tới hàng trăm chuyến ghe tàu xuôi ngược mỗi ngày. Đấy là chưa kể, sắp tới các tuyến vận tải đường thủy cố định như “xe buýt đường sông” đưa vào sử dụng, sẽ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sông nước.
Ngoài ra, việc xâm chiếm còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, cảnh quan dòng sông. Vì thế, với một bức tranh bờ sông nham nhở sẽ ảnh hưởng lớn đến các tiềm năng du lịch sông Sài Gòn.
Ngoài các công trình xây lấn cố định, các bến thủy không phép, các công trình xây tạm, bãi tập kết nguyên vật liệu cát sỏi đá ven bờ cũng đang dần bóp nghẹt dòng sông rộng lớn này. Nguyên nhân của tình trạng này, chính là sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng địa phương để mặc những công trình trái phép này tồn tại?.