Ung thư máu hay ung thư bạch cầu cho đến nay vẫn là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đôi khi chúng ta chỉ còn biết nhìn người thân ra đi mà không có cách nào khác.
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người mắc bệnh ung thư máu và có những em nhỏ không may mắc căn bệnh này khiến các bác sĩ vô cùng xót xa.
Chính vì vậy, bác sĩ nhắc nhở, chúng ta phải luôn chú ý đến những thay đổi của cơ thể để phát hiện, điều trị sớm bệnh tật.
|
Ảnh minh họa. |
Bệnh bạch cầu được định nghĩa là một bệnh ung thư máu (bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết) nguyên nhân do sự quá sản tế bào bất thường của tủy xương.
Ngoài các yếu tố di truyền, bẩm sinh, bệnh bạch cầu phần lớn phát triển do hít phải formaldehyde trong không khí, đặc biệt là ở những ngôi nhà mới sửa sang, chưa thải hết formaldehyde mà đã chuyển đến ở, đây được xem là một nguyên nhân quan trọng khiến trẻ em trong nhiều gia đình không may nhiễm bệnh ung thư máu.
Theo các bác sĩ, trẻ em và người già sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém, chỉ cần lượng formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn cho phép xâm nhập vào cơ thể có thể gây ung thư bạch cầu. Vì vậy, đừng vội chuyển đến ở trong căn nhà mới sửa sang mà hãy đợi kiểm tra nồng độ formaldehyde trong không khí, an toàn thì mới dọn vào.
Ngoài ra, tuy tủ lạnh là nơi chúng ta bảo quản thực phẩm nhưng không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để trong tủ lạnh. Nếu bảo quản không đúng cách hoặc bảo quản lâu ngày không những không đạt được hiệu quả mà còn khiến vi khuẩn phát triển, đặc biệt là lượng formaldehyde tăng cao, đầu độc cơ thể.
Đặc biệt nhắc nhở, các loại mì, bún khô tuy không gây hại cho cơ thể nhưng nếu bạn sử dụng loại kém chất lượng và đã bị tẩm formaldehyde thì sẽ khác.
Lưu ý rằng, mì được tẩm bằng formaldehyde lâu chín hơn, sợi mì dai hơn, khó đứt, hơn nữa còn có mùi hắc lạ thường giống như mùi thuốc khử trùng. Trong khi đó, sợi mì bình thường rất nhanh chín, sợi mì mềm và thơm mùi bột mì.
|
Ảnh minh họa. |
Mì hoặc bún tươi sẽ có hạn sử dụng trong 2 ngày, vượt quá thời gian trên chúng sẽ có vị chua nồng không thể ăn được nữa. Tuy nhiên, nếu bún để lâu ngày mà không hề bị hỏng thì rất có thể đã được tẩm formaldehyde. Mọi người nên vứt ngay loại mì, bún này ra khỏi tủ lạnh hoặc gian bếp gia đình.
Mặt khác, một số gia đình thích ăn mì tươi, mì thủ công, trong khi đó, mì làm thủ công chắc chắn sẽ thêm một số chất phụ gia trong quá trình sản xuất để giữ được độ tươi và độ bền. Nếu để mì tươi thường xuyên trong tủ lạnh, nó có khả năng xảy ra phản ứng hóa học với các chất phụ gia này, từ đó sinh ra formaldehyde, cực kỳ có hại cho cơ thể chúng ta.
Ngoài ra, mặc dù tủ lạnh là nơi cất giữ và bảo quản thực phẩm tươi sống nhưng bạn không nên cho liên tục thực phẩm vào tủ lạnh mà hãy vệ sinh tủ lạnh định kỳ để tránh vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn (Nguồn video: THĐT)