|
Trang Sohu (Trung Quốc) thông tin, bác Trương là người rất quan tâm chăm sóc sức khỏe. Tìm hiểu, bác nắm được mướp đắng là loại quả chứa lượng vitamin A đứng đầu trong số các loại thực phẩm. (Ảnh: Sohu) |
|
Ăn mướp đắng góp phần bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim mạch... Ảnh: BS. |
|
Lợi ích sức khỏe của mướp đắng không chỉ được Tây y công nhận mà còn được Đông y đánh giá cao. Theo đó, loại quả này có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận tráng dương...(Ảnh minh họa) |
|
Để nhận được lợi ích sức khỏe từ mướp đắng, bác Trương ăn loại quả này quanh năm. Gần đây, bác cảm thấy xương khớp có vấn đề nên đi khám. Thật không ngờ, bác được chẩn đoán bị loãng xương dù rất chú trọng dinh dưỡng hàng ngày. Tìm hiểu về thói quen ăn uống, bác sĩ cho rằng thói quen ăn nhiều mướp đắng có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân xương “rỗ như tổ ong”. (Ảnh: Sohu)
|
|
Được biết, mướp đắng chứa lượng axit oxalic tương đối cao. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ được xương hấp thụ, tạo ra canxi oxalate, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi, tăng nguy cơ sỏi thận. Nạp chất này quá nhiều, thời gian dài sẽ dẫn đến giảm mật độ xương trong cơ thể, giảm hoạt động của các nguyên bào xương. (Ảnh minh họa) |
|
Để có lợi, bạn không ăn hay uống nước ép mướp đắng khi đói bụng. Thời điểm tốt nhất để bổ sung mướp đắng là trong hoặc sau bữa ăn. Không nên ăn quá 2 quả mướp đắng trong 1 ngày và quá 4 lần trong 1 tuần. (Ảnh minh họa) |
|
Ăn nhiều mướp đắng có thể gây tiêu chảy và một số vấn đề khác về dạ dày, sức khỏe xương. Ảnh: BS. |
|
Thực tế, loãng xương là hiện tượng ngày càng phổ biến với dân số già ở Trung Quốc. Loãng xương là bệnh lý về xương phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do mật độ xương giảm, cấu trúc xương bị phá hủy, dễ dẫn đến gãy xương. (Ảnh minh họa)
|
|
Theo bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, có 4 dấu hiệu loãng xương cần đặc biệt lưu ý: Thường xuyên đau lưng, đau khớp vào ban đêm; Răng không chắc khỏe, dễ rụng, thường có cảm giác đau ở nướu; Có khả năng gãy xương cao; Khó thở, cảm thấy tức ngực, thở khò khè khi đi lại. (Ảnh minh họa) |
|
Để nâng cao sức khỏe xương, bạn nên đảm bảo dinh dưỡng toàn diện. Chú ý bổ sung trinatin peptide góp phần ngăn ngừa và cải thiện đáng kể triệu chứng đau nhức, còi xương. (Ảnh minh họa) |
|
Tắm nắng hợp lý cũng góp phần thúc đẩy cơ thể hấp thụ vitamin D. Chú ý thời điểm tắm nắng tốt cho sức khỏe, tránh phơi nắng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ. Ảnh: NP. |
|
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày cũng góp phần ngăn ngừa giảm nguy cơ loãng xương, giúp xương chắc khỏe; nâng cao sức bền của tim mạch và hệ hô hấp. (Ảnh minh họa) |
Mời độc giả xem thêm video: Tập thể thao không đúng cách dễ gây thoái hóa xương khớp. (Nguồn video: Vinmec)