Liên tục sai phạm, TPBVSK Hạ Khiết Vương “nhờn” luật?

Bị tước quyền sử dụng giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tước quyền công bố sản phẩm, Cục ATTP (Bộ Y tế) yêu cầu xóa thông tin quảng cáo sai phạm, nhưng  TPBVSK Hạ Khiết Vương vẫn ngang nhiên vi phạm. 
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) Hạ Khiết Vương là sản phẩm do Công ty TNHH thương mại và dịch vụ RBG Việt Nam (số 33, ngõ 199, Hồ Tùng Mậu, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) chịu trách nhiệm về chất lượng và phân phối ra thị trường; được quảng cáo công dụng hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, như mắt mờ, hoại tử ngón chân, tay...
Lien tuc sai pham, TPBVSK Ha Khiet Vuong “nhon” luat?
 TS.BS CKII Nguyễn Hồng Siêm, Phó chủ tịch TW Hội Y học cổ truyền Việt Nam quảng cáo TPBVSK Hạ Khiết Vương trên YouTube.
TPBVSK Hạ Khiết Vương có “nhờn” luật?
Theo tìm hiểu của PV Tri thức và Cuộc sống, TPBVSK Hạ Khiết Vương đang trong thời gian chấp hành xử phạt do sai phạm về quảng cáo công dụng sản phẩm như thuốc.
Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng kiểm tra trên môi trường mạng, vẫn tồn tại 3 đường link đang quảng cáo TPBVSK Hạ Khiết Vương. Cục An toàn thực phẩm tiếp tục cảnh báo Công ty TNHH thương mại và dịch vụ RBG Việt Nam (Công ty RBG Việt Nam), đồng thời công khai lên cổng thông tin điện tử của Cục về vi phạm quy định pháp luật quảng cáo và chuyển các đường link vi phạm trên đến Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) để yêu cầu tháo gỡ quảng cáo.
Qua khảo sát của PV cho thấy, hiện trang https://duocphamotc.com/ha-khiet-vuong đang quảng cáo chào bán Hạ Khiết Vương ưu đãi giảm 3% giá khi khách mua hàng nhập mã OTC235 https://nhathuocthanthien.com.vn/san-pham/ha-khiet vuong;
https://alobacsi.com/ha-khiet-vuong-giai-phap-on-dinh-duong-huyet-an-toan-va-hieu-qua-n420230.html và YouTube vẫn quảng cáo về TPBVSK Hạ Khiết Vương.
Lien tuc sai pham, TPBVSK Ha Khiet Vuong “nhon” luat?-Hinh-2

Một quảng cáo sai công dụng TPBVSK Hạ Khiết Vương như thuốc chữa bệnh đã bị xoá bỏ. 

Chiều 5/12, PV đã liên lạc với bà Phạm Ánh Quỳnh Hương - quản lý Công ty RBG Việt Nam về thực trạng trên. Bà Quỳnh Hương cho rằng: Khi Cục ATTP mời doanh nghiệp lên làm việc và xử phạt, Công ty RBG Việt Nam đã dừng sản xuất và kinh doanh TPBVSK Hạ Khiết Vương, do đó không biết có phải hàng giả hay không (TPBVSK Hạ Khiết Vương đang bán trên thị trường – PV).
“Trên Google nhà thuốc đăng quảng cáo bên em không quản lý được, yêu cầu xoá mà người ta không xoá thì cũng không biết làm thế nào (!?). Bên em sẽ kiểm tra lại và trả lời Báo sau”, đại diện Công ty RBG Việt Nam cho hay.
Nhà sản xuất, phân phối và đơn vị bán lẻ phải cùng chịu trách nhiệm
Tại hội nghị “Phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe năm 2022”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, tình trạng vi phạm chủ yếu là doanh nghiệp quảng cáo TPBVSK như thuốc chữa bệnh, gây hiểu lầm cho người dân. Các quảng cáo không đúng thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Đáng chú ý, có nhiều doanh nghiệp là chủ sở hữu bản công bố sản phẩm nhưng không thừa nhận và không đứng tên thực hiện các quảng cáo vi phạm, do vậy cơ quan chức năng không xác định được đối tượng vi phạm, nên gần như không thể xử lý.
Lien tuc sai pham, TPBVSK Ha Khiet Vuong “nhon” luat?-Hinh-3

Cố tình quảng cáo sản phẩm đã bị tước giấy phép quảng cáo, đơn vị bán lẻ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP (TPHCM) từng cho rằng: “Chúng ta có cả một rừng văn bản”, nhưng xử phạt đối với hình thức kinh doanh mới trên mạng điện tử còn khó khăn, nhiều lỗ hổng.
“Cần khắc phục triệt để tình trạng khi cơ quan quản lý phát hiện về quảng cáo của một sản phẩm TPBVSK nào đó vi phạm, nhưng liên hệ đến đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thì lại bảo “không phải doanh nghiệp của tôi”, “không phải chúng tôi làm”...Cần có những quy định rõ ràng trách nhiệm của đơn vị sản xuất, kinh doanh, nếu quảng cáo đó không phải do đơn vị làm thì khi phát hiện cần báo ngay cho cơ quan quản lý, tránh trường hợp khi kiểm tra thì lại báo là “do ai đó quảng cáo chứ không phải mình”, trong khi sản phẩm bán đi vẫn nhận lợi nhuận”, bà Phong Lan nhận định.
Không có chuyện dùng vài hộp TPBVSK… dứt bệnh tiểu đường
Cùng trăn trở về thực trạng trên, Luật sư Đỗ Ngọc Oánh, đoàn Luật sư TPHCM bày tỏ quan điểm: không có chuyện sau một liệu trình dùng vài hộp TPBVSK sẽ trị dứt bệnh tiểu đường, là hoang đường.
Lien tuc sai pham, TPBVSK Ha Khiet Vuong “nhon” luat?-Hinh-4
Dù bị tước giấy phép quảng cáo, nhưng  TPBVSK Hạ Khiết Vương ngó lơ cơ quan chức năng, vẫn quảng cáo trên mạng.
Luật vẫn cứ ra, cơ quan chức năng vẫn hô hào xiết chặt, nghiêm minh, mạnh tay trong công tác kiểm tra, giám sát, quản lý... nhưng thực trạng vẫn “giậm chân tại chỗ”... chẳng lẽ “bó tay”? Việc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm ra thị trường phủ nhận trách nhiệm để quảng cáo sai phạm tiếp diễn trên môi trường internet, vô can đứng ngoài là hành vi cố ý; các nhà thuốc tiếp tay quảng cáo sản phẩm sai phạm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng con người nên xử phạt chính đáng. Trường hợp TPBVSK là hàng giả, hàng nhái thì vai trò Quản lý thị trường ở đâu?
Doanh nghiệp cố tình tiếp diễn sai chồng sai, phớt lờ các quyết định xử phạt của cơ quan chứ năng, ngang nhiên tái phạm trong thời gian thi hành hình phạt đó là thách thức cơ quan chức năng, thách thức pháp luật. Cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát lại quy trình cấp phép quảng cáo sản phẩm TPBVSK. Đồng thời, phạt nặng hơn, giám sát chặt chẽ hơn đối với những trường hợp “nhờn” luật... mới đủ sức răn đe.
Quỳnh Hương

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN