Giá heo hơi tại miền Bắc giảm nhẹ
Cụ thể, thương lái tại hai tỉnh Hưng Yên và Thái Nguyên đang thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực là 52.000 đồng/kg.
Riêng tỉnh Hà Nam sau khi hạ nhẹ một giá, đưa mức giao dịch xuống còn 50.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Tuyên Quang giá heo hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 49.000 - 52.000 đồng/kg.
|
Giá heo hơi giảm nhẹ trên diện rộng |
Giá heo hơi tại miền Trung ổn định
Trong đó, ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Ninh Thuận tiếp tục giao dịch với giá cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Nghệ An, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Thuận, Thanh Hóa giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Định, Quảng Bình giá heo hơi đang ở mức thấp 50.000 đồng/kg và 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 50.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam giảm vài nơi
Theo đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Vũng Tàu điều chỉnh giao dịch xuống còn 52.000 đồng/kg, ngang bằng với Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,...
Các tỉnh thành còn lại giá heo hơi không ghi nhận thay đổi mới về giá trong ngày hôm nay.
Tại tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang giá heo hơi đang ở mức thấp 48.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 48.000 - 53.000 đồng/kg.
Theo hộ chăn nuôi heo, do thời gian qua giá con giống và nhiều loại thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi ở mức cao nên để nuôi một con heo đạt 100kg, người nuôi phải bỏ ra khoản chi phí từ 5,5 - 6 triệu đồng.
Trong đó, chi phí tiền con giống khoảng 2 triệu đồng, tiền mua thức ăn, thuốc thú y và chi phí điện, nước ở mức từ 3,5 - 4 triệu đồng, chưa kể chi phí đầu tư chuồng trại…
Nhiều hộ chăn nuôi heo đang thua lỗ nặng do giá heo hơi ở mức dưới giá thành sản xuất.
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và nhiều chợ truyền thống phải tạm thời ngừng hoạt động đã làm cho sức tiêu thụ thịt heo bị giảm mạnh và cũng khó tiêu thụ heo hơi.
Nhiều hộ dân có heo tới lứa xuất bán nhưng không bán được, tốn thêm tiền thức ăn chăn nuôi nên càng bị thua lỗ.
Người chăn nuôi heo rất mong ngành chức năng có giải pháp bình ổn giá thức ăn chăn nuôi và tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu, kịp thời hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm với mức giá có lời để có thể đầu tư tái sản xuất.