-
Vào ngày 9/9, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo đã phát hiện 18 trường hợp nhiễm biến thể Eta của virus corona. Đây là những ca nhiễm biến thể Eta đầu tiên được xác nhận ở quốc gia này.
-
Biến thể Eta được phát hiện lần đầu tiên tại Vương quốc Anh và Nigeria vào tháng 12/2020. Hiện biến thể Eta xuất hiện ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Vào tháng 3/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp biến thể Eta vào danh sách “các biến thể cần quan tâm”. Danh sách này bao gồm: biến thể Lambda lây lan rộng chủ yếu ở Nam Mỹ; biến thể Mu phát hiện ở Nam Mỹ và Châu Âu; và biến thể Kappa phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ.
-
Biến thể Eta còn được gọi là B.1.525. Nó mang đột biến E484K giống như đột biến được tìm thấy trong các biến thể: Gamma, Zeta và Beta. Thế nhưng, biến thể Eta không chứa đột biến N501Y như Alpha, Beta, Gamma.
-
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, biến thể Eta mang cùng một loại axit amin histidine và valine ở vị trí 69 và 70, được tìm thấy trong biến thể Alpha, N439K (B.1.141 và B.1.258) và biến thể Y453F.
-
WHO cho biết biến thể Eta khác với tất cả các biến thể khác của virus corona vì nó mang cả đột biến E484K và F888L.
-
Phản ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng hoặc nhiễm virus trước đó có thể kém hiệu quả hơn đối với các biến thể mang đột biến E484K. Trong khi đó, đột biến F888L đang được các nhà khoa học theo dõi.
-
Trước sự xuất hiện của biến thể Eta, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) phát hiện biến chủng của virus corona này có thể làm giảm khả năng trung hòa bằng huyết thanh trong thời kỳ dưỡng bệnh và sau tiêm chủng.
-
Không những vậy, biến thể Eta còn làm giảm tác dụng của một số biện pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.
-
Chính vì vậy, các chuyên gia, nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu nhằm theo dõi nguy cơ lây nhiễm và hiệu quả của vắc xin ngừa COVID-19 đối với "biến thể cần quan tâm" này.
-
Mời độc giả xem video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTV4.