Giá heo hơi tại miền Bắc đi ngang
Cụ thể theo khảo sát, các tỉnh thành gồm Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lào Cai và TP Hà Nội ghi nhận giá heo hơi giao dịch trong khoảng 67.000 - 68.000 đồng/kg.
Hưng Yên và Thái Bình tiếp tục neo tại ngưỡng cao nhất khu vực là 69.000 đồng/kg. Trong khi đó, Yên Bái và Hà Nam giữ mức thấp nhất khu vực là 65.000 đồng/kg.
Nam Định và Ninh Bình tiếp tục thu mua heo hơi với giá 66.000 đồng/kg, không biến động so với hôm qua.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 65.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung ổn định
Trong đó, tỉnh Thanh Hóa là địa phương có giá heo hơi cao nhất khu vực, đạt ngưỡng 66.000 đồng/kg.
8 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa tiếp tục giao dịch ổn định với giá là 65.000 đồng/kg.
Bình Thuận là địa phương có giá giao dịch thấp nhất khu vực, thu mua heo hơi với giá 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 59.000 - 66.000 đồng/kg.
|
Mức thu mua giá heo hơi cao nhất chỉ còn 69.000 đồng/kg |
Giá heo hơi tại miền Nam giảm tới 3.000 đồng/kg
Cụ thể, Cần Thơ và Trà Vinh giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg xuống còn 61.000 đồng/kg, cùng với Kiên Giang và Bến Tre.
TP HCM, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Cà Mau và Long An đang thu mua heo hơi trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại duy trì thu mua heo hơi với giá từ 65.000 đồng/kg đến 66.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 60.000 - 66.000 đồng/kg.
Theo các hộ chăn nuôi heo, giá heo hơi hiện đang ở mức 64.000 - 69.000 đồng/kg là người nuôi có lãi nhưng do tâm lý lo sợ về giá cả bấp bênh và dịch bệnh, nhiều người vẫn chưa dám tăng đàn trở lại.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục xem xét, mở rộng lượng tiêm vắc-xin dịch tả heo châu Phi (DTHCP) cho các trang trại heo khác trên địa bàn. Hiện nay, các hộ chăn nuôi của tỉnh đã đăng ký tiêm vắc-xin cho khoảng 12.000 con heo.
Trước đó, Quyền Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, các trường hợp heo chết sau khi tiêm vắc-xin tại Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi là do cung ứng, bán vắc-xin trực tiếp cho thú y cơ sở và người chăn nuôi tự tiêm không đúng đối tượng chỉ định, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.
Một lý do nữa, người chăn nuôi tự tiêm vắc-xin nhưng không có sự giám sát của các cơ quan thú y và Công ty Navetco.
Hệ thống thú y cơ sở và người chăn nuôi do không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng, sử dụng chung kim tiêm, dẫn đến lây lan virus DTHCP thực địa trong quá trình tiêm.