Giá heo hơi tại miền Bắc ổn định
Cụ thể, giá heo hơi Hưng Yên, Thái Nguyên và TP Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu toàn khu vực với mức thu mua đạt mốc 58.000 đồng/kg.
Theo sát phía sau là Thái Bình và Ninh Bình khi giá heo hơi neo tại mốc 57.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không chứng kiến thay đổi mới, giá giao dịch ghi nhận quanh mốc 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 58.000 đồng/kg.
|
Giá heo hơi tăng nhẹ ở một số tỉnh miền Nam |
Giá heo hơi tại miền Trung chững lại trên diện rộng
Trong đó, hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế chứng kiến mốc giá thấp nhất khu vực là 54.000 đồng/kg.
Hiện tại, các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận duy trì vị trí dẫn đầu với giá 56.000 đồng/kg.
Trong khi đó, nhiều tỉnh thành còn lại tiếp tục duy trì giá thu mua tại mức 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam tăng nhẹ
Theo đó, sau khi cùng tăng 2.000 đồng/kg, TP HCM và Tây Ninh ghi nhận thu mua heo hơi chung mức 57.000 đồng/kg cùng với các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng.
Trái lại, hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu lần lượt giao dịch tại mốc 56.000 đồng/kg và 58.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Bình Phước, Đồng Nai và Vũng Tàu tiếp tục là địa phương có giá heo hơi thấp nhất khu vực, đạt mốc 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 56.000 - 60.000 đồng/kg.
Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TPHCM, để tăng cường phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi và đẩy mạnh xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, TPHCM cũng như các địa phương khác, cần tiếp tục giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, đẩy mạnh chăn nuôi trang trại quy mô lớn, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.
Để phát triển chăn nuôi quy mô lớn, trước hết phải có quy hoạch ổn định cho chăn nuôi để doanh nghiệp, nông dân mạnh dạn đầu tư, hình thành những cơ sở chăn nuôi lớn, áp dụng công nghệ cao.
Bên cạnh đó, phải có sự liên kết vùng, tiên lượng được vấn đề thị trường để chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi.
TS Nguyễn Văn Bắc, Phó trưởng văn phòng thường trực tại Nam bộ, cho rằng, để đẩy mạnh xây dựng, duy trì vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, cần phải khuyến khích các hộ chăn nuôi tham gia vào các hợp tác xã.
Việc hình thành các hợp tác xã chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn cho công tác quản lý và xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh.