Giá heo hơi tại miền Bắc biến động nhẹ
Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên và Hà Nội đang thu mua heo hơi lần lượt với giá 54.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg, tăng nhẹ một giá.
Ở chiều ngược lại, giá heo hơi tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai cùng giảm 1.000 đồng/kg, điều chỉnh giao dịch xuống còn 54.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá heo hơi ở mức thấp 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 57.000 đồng/kg.
|
Giá heo hơi tiếp tục giảm mạnh tại một số tỉnh |
Giá heo hơi tại miền Trung đi ngang
Hiện tại, giá heo hơi tại tỉnh Bình Định đang giao dịch với giá thấp nhất khu vực là 50.000 đồng/kg.
Các tỉnh thành còn lại duy trì giá heo hơi được thu mua ổn định trong khoảng 53.000 - 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 50.000 - 55.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam giảm mạnh
Cụ thể, sau khi giảm lần lượt 2.000 đồng/kg và 4.000 đồng/kg, hai tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp hiện thu mua chung mức 51.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Tương tự, các tỉnh An Giang, Cà Mau và Bạc Liêu điều chỉnh giao dịch xuống còn 53.000 đồng/kg sau khi giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Trong khi đó, Vĩnh Long và Tiền Giang nhích nhẹ một giá heo hơi lên mức 53.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại tỉnh Kiên Giang giá heo hơi đang ở mức cao nhất toàn miền 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi, những cải thiện về di truyền đã giúp tạo ra sự gia tăng lớn về năng suất sinh sản.
Điều này đã dẫn tới việc tăng thêm sự cạnh tranh về sữa và sữa đầu ở heo con, khiến cho trong một lứa heo có nhiều heo nhỏ (heo còi), đồng thời tăng sự nhạy cảm với những thách thức (nhất là bệnh tật) đối với heo con trong giai đoạn trước và sau cai sữa.
Heo nái thường đạt lượng sữa tối đa trong tuần thứ ba của giai đoạn cho sữa, sau đó giảm dần. Do lượng sữa tiết ra giảm, heo nái không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của heo con.
Nếu muốn tối đa tốc độ tăng trưởng của heo con, chúng ta cần cung cấp thêm nguồn dưỡng chất từ bên ngoài, để bổ sung lượng dưỡng chất thiếu hụt trong sữa do heo nái cung cấp, báo Nông Nghiệp Việt Nam đưa tin.