Giá heo hơi tại miền Bắc giảm mạnh
Cụ thể, Phú Thọ và Lào Cai lần lượt giảm 1.000 đồng/kg và 4.000 đồng/kg, hiện giá heo hơi đang thu mua chung mức 41.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại giá heo hơi không ghi nhận thay đổi mới về giá so với ngày hôm qua.
Tại Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình giá heo hơi đi ngang, hiện ở mức 44.000 - 45.000 đồng/kg.
Còn tại Yên Bái, Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định giá heo hơi ở mức thấp hơn 41.000 - 43.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 41.000 - 45.000 đồng/kg.
|
Giá heo hơi biến động mạnh trên diện rộng. |
Giá heo hơi tại miền Trung đi ngang
Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang thu mua với giá thấp nhất khu vực là 43.000 đồng/kg.
Các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 44.000 - 45.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 43.000 - 47.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam điều chỉnh nhẹ
Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, thương lái tại Cà Mau đang thu mua heo hơi với giá 44.000 đồng/kg.
Ở chiều ngược lại, tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng đang giao dịch heo hơi tương ứng là 43.000 đồng/kg và 45.000 đồng/kg sau khi tăng nhẹ một giá.
Tương tự, Bạc Liêu giá heo hơi cũng điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg lên ngưỡng 46.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 43.000 - 46.000 đồng/kg.
Ngành chức năng và chính quyền các địa phương tỉnh Thanh Hóa kiên quyết, kịp thời tiêu hủy toàn bộ số heo của các hộ chăn nuôi có bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo để hạn chế phát tán mầm bệnh.
Để phòng, chống dịch tả heo châu Phi (DTHCP), tỉnh đã huy động gần 32.000 lít hóa chất phun tiêu độc, khử trùng; trên 1.800 lít hóa chất diệt côn trùng,...
Đến đầu tháng 11, huyện Thiệu Hóa là địa phương đầu tiên công bố hết bệnh DTHCP. Tình hình DTHCP đang dần được khống chế, tổng đàn heo của tỉnh Thanh Hóa ổn định ở mức gần 1,2 triệu con.
Bên cạnh các giải pháp riêng dành cho từng loại dịch bệnh, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thường xuyên đôn đốc các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát các hộ chăn nuôi để theo dõi dịch bệnh, theo báo Nông Nghiệp Việt Nam.