Giá heo hơi tại miền Bắc biến động nhẹ
Cụ thể, giá heo hơi sau khi tăng - giảm trái chiều 1.000 - 2.000 đồng/kg trong hôm nay, Bắc Giang, Hưng Yên và TP Hà Nội hiện giao dịch chung mốc là 36.000 đồng/kg.
Một vài nơi tiếp tục neo tại ngưỡng 38.000 đồng/kg, gồm Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang. Đây cũng là mức giá cao nhất trong khu vực ở thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ đang thu mua heo hơi ở mốc thấp nhất khu vực là 35.000 đồng/kg, đây là mức thấp nhất cả nước.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 35.000 - 38.000 đồng/kg.
|
Giá heo hơi đồng loạt giảm nhẹ trên diện rộng |
Giá heo hơi tại miền Trung giảm nhẹ
Theo đó, 4 tỉnh thành gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Khánh Hòa giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 43.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Thấp hơn một giá, thương lái ba tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận và Bình Thuận hiện duy trì thu mua heo hơi tại mốc 42.000 đồng/kg.
Các tỉnh thành còn lại trong khu vực tiếp tục giao dịch trong khoảng 38.000 - 41.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 38.000 - 43.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam giảm vài nơi
Trong đó, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, 4 địa phương gồm An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Sóc Trăng hiện thu mua heo hơi chung mức 42.000 đồng/kg.
Tương tự, Long An giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 42.000 đồng/kg, ngang bằng với Cà Mau và Bạc Liêu.
Nhiều địa phương tiếp tục giao dịch tại mốc thấp nhất khu vực là 41.000 đồng/kg, như Bình Phước, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu và Cần Thơ.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 41.000 - 43.000 đồng/kg.
Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên diện rộng, Bộ NN&PTNT vừa có chỉ thị về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh gia súc về cơ bản đã được kiểm soát tốt, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.
Tuy nhiên, một số dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng,… còn xảy ra ở diện rộng, gây tổn thất lớn về kinh tế trên 2.000 tỷ đồng.
Theo chỉ thị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các văn bản chỉ đạo.