Các loại nhựa sau một thời gian sử dụng và dùng chất tẩy rửa để làm sạch thường để lại vết trầy xước hay ngả màu và đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn, gây ra các triệu chứng như: đau bụng, nhức đầu, ngộ độc…
|
Nên lựa chọn loại hộp nhựa đựng thực phẩm an toàn. (Ảnh: Internet) |
Hộp làm từ nhựa kém chất lượng còn sản sinh chất độc BPA - nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, vô sinh, béo phì, ung thư... Khi thức ăn còn nóng, không nên đựng trong hộp nhựa, vì ở trong môi trường nhiệt độ cao, hộp nhựa sẽ sản sinh độc tố BPA cao gấp nhiều lần so với điều kiện thường.
Hoa mắt giá hộp nhựa đựng thực phẩm
Hiện nay trên thị trường hộp nhựa đựng thực phẩm vô cùng đa dạng từ bình dân tại các chợ dân sinh có giá 50.000/3 hộp, hoặc hàng rong xe đẩy với giá rẻ bất ngờ thường khuyến mại combo 3-5 món. Tại các siêu thị như Điện máy xanh, Coop mart, Vinmart cũng có giá dao động 15.000 - 170.000 cho bộ 3 - 5 hộp. Một số loại được quảng cáo có thể dùng được lò vi sóng thì giá cao hơn khoảng 70.000 đến 100.000đ/ hộp có kích thước 700ml đến 2,8 lít. Loại 400ml đến 500ml giá khoảng 30.000- 40.000đ.
Mẹo xài hộp nhựa an toàn
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên khoa Hóa học, ĐH KHTN, ĐHQGHN, dùng hộp nhựa để đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ. “Đồ ăn càng nóng thì hàm lượng monostyren (một chất độc) trong nhựa PS giải phóng ra càng nhiều, gây tổn hại đến gan, gây nhiều bệnh khác…”
Nhiều người có thói quen để hộp nhựa đựng thực phẩm cho vào lò vi sóng để làm nóng đồ ăn. Đây cũng là một sai lầm nên tránh. Đặc biệt, kết hợp giữa chất béo trong thực phẩm với nhựa sẽ tạo ra chất dioxin, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
|
Bảng phân loại theo mã xác định loại nhựa. (Ảnh: Internet) |
Hiện nay, nhựa được đánh số từ 1-7 để chỉ các loại nhựa khác nhau. Con số này được đặt bên trong biểu tượng hình tam giác, thường thấy dưới đáy hộp. Trong đó, hộp nhựa có ký hiệu HDPE, PP là một trong những loại nhựa an toàn nhất.
Hộp nhựa có ký hiệu số 7 (nhựa tổng hợp) là các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe.