Bà Chiêm, 72 tuổi, rất có ý thức trong việc giữ gìn sức khoẻ, thường xuyên đi bộ đường dài và tập thể dục. Thế nhưng, thời gian gần đây, chỉ cần bà Chiêm đi đứng lâu, lòng bàn chân sẽ bắt đầu ngứa ran, vốn tưởng nghỉ ngơi sẽ không sao, nhưng triệu chứng lại tái phát liên tục.
Đến bệnh viện thăm khám, bà được cho biết mình đã mắc phải căn bệnh viêm cân gan chân, chỉ có thể cải thiện bằng cách tập các bài tập kéo giãn hàng ngày. Nguyên nhân là do bà đi bộ quá nhiều, không cân nhắc đến sức khoẻ và mức chịu đựng của cơ thể mình, thường xuyên cố quá.
|
Ảnh minh hoạ. |
Bác sĩ Vương Bồi Nhâm ở Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Đài Trung, Đài Loan (Trung Quốc) giải thích, vòm giữa của bà Chiêm tương đối bị sụp xuống và có những điểm đau rõ ràng ở gót chân.
Các triệu chứng của bà Chiêm liên tục tái phát, mặc dù lúc đầu bà đã được tiêm steroid nhưng không đỡ. Hiện tại, ngoài dùng thuốc, bà còn kết hợp vật lý trị liệu và các bài tập kéo giãn, châm cứu cân gan chân, nhờ thế, vấn đề đau nhức dần được cải thiện.
Bác sĩ cũng nhắc nhở, viêm cân gan chân cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Cân gan chân là mô mềm nằm ở dưới cùng của mắt cá chân, kéo dài từ xương gót dọc theo bàn chân đến các ngón chân, nếu sử dụng quá mức trong thời gian dài sẽ gây ra các vết rách và viêm nhiễm cục bộ mô.
Nếu không chú ý giữ gìn, các triệu chứng sẽ tái phát, thậm chí ảnh hưởng đến khớp gối, gây đau khớp gối, nhất là những người có thói quen chạy bộ càng phải đặc biệt lưu ý. Theo thống kê, cứ 10 người thì sẽ có 1 người gặp phải vấn đề này và nó thường liên quan đến khả năng chịu tải lâu dài của bàn chân.
Đề nghị bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều hơn ở nhà và xoa bóp cân gan chân bằng bóng mát xa, ngoài ra, bác sĩ Vương cũng gợi ý bệnh nhân có thể thực hiện một số động tác kéo giãn đơn giản. Ngoài ra, do thừa cân sẽ làm tăng tải trọng lên cân gan chân, nên tốt nhất bạn nên giảm cân bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống để giảm đau ở vòm của bàn chân.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não