|
Tiểu đêm nhiều lần ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ lẫn sức khỏe tổng thể. Thông thường, người khỏe mạnh có tần suất tiểu đêm từ 0-2 lần. Nếu số lần thức giấc đi tiểu thường xuyên từ 3 lần trở lên thì bạn nên cân nhắc. (Ảnh: Sohu) |
|
Trước khi kết luận cơ thể có mắc chứng tiểu đêm hay không, bạn cần xem xét lượng nước uống trước khi ngủ. Ngoài ra, ăn các loại trái cây mọng nước như dưa hấu trước khi ngủ có thể khiến lượng nước tiểu tăng lên. (Ảnh minh họa) |
|
Trạng thái tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tần suất đi tiểu ban đêm. Theo đó, nếu bạn quá lo lắng thì số lần đi tiểu sẽ tăng lên. (Ảnh: Harmonybaywellness) |
|
Sau khi loại trừ các yếu tố bên ngoài, nếu tần suất đi tiểu từ 3 lần trở lên thì rất có thể cơ thể đang phát tín hiệu “cầu cứu”, sức khỏe có vấn đề. Ảnh minh họa. |
|
1. Mắc bệnh tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là cơ quan riêng có ở nam giới. Nếu tuyến này có vấn đề như viêm, tăng sản tuyến tiền liệt sẽ ảnh hưởng đến việc đi tiểu, gây nên chứng tiểu đêm nhiều lần. Khi bệnh chuyển nặng, bệnh nhân còn đối diện các vấn đề như tiểu nhỏ giọt, bí tiểu cấp tính, tiểu đêm ngày càng thường xuyên. (Ảnh: Sohu) |
|
2. Viêm niệu đạo. Theo chuyên gia, tần suất tiểu đêm còn liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Mắc chứng viêm niệu đạo, viêm âm hộ sẽ khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều lần hơn. Bên cạnh đó, người bệnh còn có các triệu chứng như tiểu khó, tiểu không tự chủ. (Ảnh: Sohu) |
|
3. Bệnh thận. Mắc các bệnh về thận như bệnh cầu thận, viêm ống dẫn trứng mãn tính, chức năng cô đặc nước tiểu của thận sẽ có vấn đề. Từ đó, người bệnh sẽ đối diện với tình trạng tiểu đêm thường xuyên. Nếu không điều trị, người bệnh còn có nguy cơ đối diện bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh chuyển hóa khác. (Ảnh: Sohu) |
|
4. Bệnh bàng quang. Tiểu đêm thường xuyên còn bắt nguồn từ các bệnh lý bàng quang. Bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu. Mắc các bệnh về bàng quang như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, khối u bàng quang... bạn sẽ đi tiểu nhiều lần do viêm hoặc giảm thể tích bàng quang. (Ảnh minh họa) |
|
5. Bệnh tiểu đường. Khi đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng đào thải đường từ máu thông qua nước tiểu. Đường máu cao cũng gây xơ hóa thận, làm các lỗ lọc ở cầu thận to ra. Đường từ trong máu càng dễ dàng lọt qua các lỗ lọc để đi xuống ống dẫn tiểu. (Ảnh: Sohu) |
|
Khi có nhiều đường di chuyển từ trong máu vào ống dẫn tiểu, chúng sẽ kéo nước trong cơ thể di chuyển cùng và làm tăng thể tích nước tiểu. Đây là lý do khiến người tiểu đường bị đi tiểu nhiều và thường xuyên khát nước hơn so với bình thường. (Ảnh minh họa) |
|
Tiểu đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ lẫn sức khỏe lâu dài. Rất may, tình trạng có thể khắc phục triệt để nếu tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm. (Ảnh minh họa) |
|
Thay đổi lối sống, cách sinh hoạt cũng góp phần cải thiện tình trạng đáng kể. Bạn nên hạn chế ăn canh rau có tính lợi tiểu; hạn chế uống quá nhiều nước, nhất là bia rượu vào buổi tối. (Ảnh minh họa) |
|
Không nên hút thuốc, uống trà và cà phê trước khi ngủ. Đi tiểu trước khi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ để có giấc ngủ sâu. Tránh uống các loại thuốc lợi tiểu gần thời gian ngủ. (Ảnh minh họa) |
Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Suckhoedoisong)