Đằng sau những món hàng giảm giá dịp Black Friday là một 'bí mật đen tối'

Đằng sau món hàng giảm giá dịp Black Friday tưởng như rất hời lại là những “bí mật đen tối” mà ít khách ngờ tới.
Được biết đến là đợt khuyến mãi khủng nhất năm với những món hàng có thể được giảm giá lên tới 80%, song đằng sau món hàng giảm giá dịp Black Friday là những “bí mật đen tối” mà ít khách ngờ tới.

Mỗi năm chỉ diễn ra một lần vào đúng ngày thứ 6 sau Lễ Tạ Ơn (tháng 11), Black Friday là dịp khuyến mãi rầm rộ và lớn nhất trong năm. Vào ngày này, từ hàng thời trang, mỹ phẩm, giầy dép, nội thất, điện tử,... đều đua nhau khuyến mãi giảm giá khủng. Theo đó, nhiều mặt hàng giảm giá đến 50-80%.

Để không bở lỡ cơ hội mua hàng giá rẻ có một không hai này, vào Black Friday hàng năm, hàng triệu người trên khắp thế tới đổ đi mua sắm. Có những nơi, người dân xếp hàng cả đêm, rồi cảnh xô đẩy, chen chân nhau để mua những món hàng giảm giá.

Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, Black Friday cũng trở thành ngày hội giảm lớn. Vào ngày này, tại các khu phố thời trang, trung tâm thương mại ở những thành phố lớn thường xuyên xuất hiện cảnh cả biển người chen chân đi mua sắm. Đỉnh điểm là thời gian giữa trưa hay buổi tối trong ngày Black Friday, giao thông những khu vực này còn thường xuyên tắc nghẽn.

Dang sau nhung mon hang giam gia dip Black Friday la mot 'bi mat den toi'
Black Friday trở thành ngày hội mua sắm rầm rộ trên khắp thế giới

Nhiều người còn chi hết cả tháng lương để thỏa sức mua sắm những món hàng giảm giá này, bởi cả năm chỉ có một lần. Song, đằng sau món hàng giảm giá dịp Black Friday tưởng như rất hời lại là những “bí mật đen tối” mà ít khách ngờ tới.

Giảm giá khủng vẫn có lãi

Nhiều người đi mua hàng đợt khuyến mãi sẽ thắc mắc vì sao các nhãn hàng giảm giá khủng mà vẫn có lãi.

Câu hỏi trên đã được The Wall Street Journal giải đáp. Theo đó, 1/5 số mặt hàng giảm giá mà tờ báo này theo dõi sẽ tăng giá 8% trước Black Friday. Thậm chí, đồ chơi và dụng cụ sẽ đội giá lên 23%.

Ông Johnson - CEO của Penney (thương hiệu thời trang nữ giới) - thừa nhận, đến mùa sale, lượng khách mua hàng tăng khoảng 60%.

Theo vị CEO này, khoảng 10 năm trước đó, mức sale chỉ là 38%. Điều này không có nghĩa rằng cửa hàng của ông sale "khủng" hơn, mà chỉ là do mức giá ban đầu đã được đẩy lên khoảng 33%.

Thực tế, việc khuyến mãi ảo này cũng xảy ra tại Việt Nam trong ngày Online Friday. Khách mua máy giặt được giảm giá 50%, nhưng khi so sánh thì mức giá đã khuyến mãi rồi vẫn cao ngang ngửa với với giá bán ở những siêu thị khác chưa khuyến mãi.

Toàn hàng tồn, lỗi mốt, thiếu size

Vào ngày Black Friday, các nhãn hàng thường treo biển quảng cáo từ 20-50%, thậm chí 60-80%. Thế nhưng, khi vào xem hàng chỉ có những mẫu hàng tồn, củ và lỗi mốt mới có mức giảm sâu. Chưa kể, những món đồ thời trang giảm sâu thường là hàng hết thiếu size. Trong khi hàng mới chỉ giảm khoảng 5-20%.

Dang sau nhung mon hang giam gia dip Black Friday la mot 'bi mat den toi'-Hinh-2
Có nhiều bí mật đằng sau những món hàng giảm giá mà khách cần lưu ý để tránh chọn nhầm đồ khi mua

Việc giảm giá như vậy một phần cũng nhằm quảng bá hàng mới đến khách hàng.

Ngoài ra, những nhà bán lẻ có thể được nhãn hàng trợ giá khoảng 20-30% để giảm giá mạnh, đặc biệt là với mặt hàng đồ điện tử.

Đây chính là lý do vì sao ngay cả các nhà phân phối tư nhân cũng có thể giảm giá cực kỳ sâu trong những dịp này nhưng vẫn có lãi.

Ở Việt Nam, vào ngày Black Friday, nhiều người săn hàng cả buổi, vào tới cả chục cửa hàng khác nhau nhưng đều ra về tay trắng. Bởi, đa thời là hàng thời trang tồn từ những năm trước, hàng lỗi mốt và hàng thiếu size.

Chiêu quảng cáo “số lượng có hạn”

Những mặt hàng được nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp quảng cáo nhiều nhất thường là những sản phẩm hạn chế về số lượng. Trong một số trường hợp, những sản phẩm này sẽ được bán hết vài phút trước giờ mở cửa.

Do đó, nếu không thể đến cửa hàng sớm, xếp hàng dài dưới trời gió rét, bạn đừng nên chạy theo những quảng cáo này. Bởi khi bạn lỡ không mua được đúng sản phẩm mà mình cần, hoặc là bạn sẽ ra về tay không trong thất vọng hoặc là bạn sẽ “đốt” thêm tiền vào đống sản phẩm khác mà bạn không hề có ý định mua ban đầu.

Đây chính là một trong những chiêu móc sạch tiền trong ví của người tiêu dùng được các nhà bán lẻ áp dụng vào ngày Black Friday hàng năm.

Có mặt hàng bán riêng cho ngày Black Friday

CNN và Forbes cho hay, các hãng bán lẻ lớn thường bán hàng điện tử "đặc biệt", được sản xuất bởi thương hiệu lớn chỉ dành riêng trong Black Friday. Không may, những món đồ này có chất lượng thấp hơn bình thường.

Theo đó, để có thể giảm giá khủng dịp Black Friday, nhiều nhà bán lẻ còn đặt hàng nhà sản xuất sản xuất cả tivi, với giá khuyến mãi cực kì hấp dẫn cho kiểu dáng y hệt dòng sản phẩm mà bạn vẫn thấy. Nhưng chúng thường có chất lượng màn hình kém hơn hoặc thiếu những tính năng nổi bật.

Vì thế, nếu tivi hay đồ điện tử vào Black Friday, hãy nghiên cứu thật kỹ model của sản phẩm. Nếu model này chỉ có một nhà sản xuất duy nhất cung cấp, bạn hãy thay đổi quyết định.

Với những “bí mật đen tối” trên, khi mua hàng Black Friday khách cần lưu ý, tìm hiểu kỹ để tránh mất tiền mua những món đồ khuyến mãi ảo.

Theo Vietnamnet

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN