Chuyên gia chỉ ra 3 cách ăn rau cực sai lầm mà nhiều người mắc

Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người chỉ ăn rau mình thích, ăn củ, quả thay rau có lá hoặc ăn hoa quả thay ăn rau. Các chuyên gia cho rằng, ăn rau kiểu này cần bỏ ngay.
Chỉ ăn một vài loại rau
Khi ăn rau, mhiều người có thói quen chỉ ăn một vài loại rau vốn là những loại mà mình thích. Tuy nhiên, theo Th.S Nguyễn Xuân Xanh, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, xét về mặt dinh dưỡng, ăn kiểu này, chúng ta sẽ thiếu chất trầm trọng.
Chuyen gia chi ra 3 cach an rau cuc sai lam ma nhieu nguoi mac
Bạn phải ăn rau theo ba nhóm: rau màu xanh đậm; củ quả có màu đỏ hoặc vàng, các loại đậu đỗ 
Để đảm bảo dinh dưỡng, chúng ta phải ăn rau theo ba nhóm. Nhóm rau có màu xanh đậm (mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau lang…) giàu chất sắt và vitamin giúp bổ máu, sáng mắt và phòng bệnh nhiễm trùng.
Nhóm rau củ quả chín có ruột màu đỏ hoặc vàng (cà chua, cà rốt, bí ngô, dền đỏ…) rất giàu vitamin A và vitamin C giúp phát triển thông minh, tốt cho tim mạch, sáng mắt và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Nhóm các loại đậu đỗ (đậu cô ve, đậu ván, dậu hà lan…) có nhiều chất sắt, canxi, chất béo và đạm thực vật giúp cơ thể cao lớn, xương chắc khỏe.
Hiện nay các loại rau ở nước ta khá phong phú, mùa nào rau đấy. Bạn hoàn toàn có thể đảm có đủ các loại rau để đáp ứng 3 nhu cầu trên.
Chỉ ăn củ, quả
Nhiều người cho rằng, các loại rau có lá nguy cơ bị phun thuốc hóa học là rất cao, các loại củ nguy cơ ít hơn nên chỉ “chăm chăm” ăn các su hào, bầu, bí, su su…
Chuyen gia chi ra 3 cach an rau cuc sai lam ma nhieu nguoi mac-Hinh-2
Củ quả cũng tốt nhưng không thay thế được rau có lá 
Tuy nhiên, theo chuyên gia quan niệm này là rất sai lầm. Thứ nhất chưa chắc củ, quả đã an toàn hơn rau có lá. Thứ hai, về mặt dinh dưỡng, việc ăn củ quả thay rau là gây hại cho sức khỏe bởi mỗi loại có những tác dụng khác nhau.
Hơn thế, rau có lá chứa nhiều chất dinh dưỡng mà chúng ta không thể ngờ tới. Chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ.
Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, nhu cầu rau có lá là rất cao bởi rau có lá có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
Vì vậy, bạn cần cân đối giữa rau có lá và các loại củ, quả. Ngay trong một bữa ăn bạn cũng có thể cân đối giữa ăn củ, quả và rau có lá như món xào từ củ quả, món nấu hay luộc từ rau có lá...
Ăn hoa quả thay rau
Nhiều người nghĩ rằng nếu đã ăn hoa quả (trái cây) nhiều rồi thì có thể thôi không ăn rau, nhất là đối với trẻ nhỏ lười ăn rau thì có thể thay thế bằng hoa quả. Tuy nhiên, dù trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng việc dùng trái cây thay thế hoàn toàn rau xanh hàng ngày trong khẩu phần ăn là không tốt, cũng như phản khoa học.
Chuyen gia chi ra 3 cach an rau cuc sai lam ma nhieu nguoi mac-Hinh-3
Để không thiếu chất bạn cần cân đối rau có lá, củ quá và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày.
Bởi rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng lượng Protein thực vật vào cơ thể.
Còn các loại trái cây dù có hàm lượng vitamin cao nhưng lại có lượng đường và calo cao, không tốt nếu dùng thay thế rau.
Các chuyên gia khuyên, bạn có thể thêm trái cây vào khẩu phần ăn, nhưng tuyệt đối không được dùng chúng thay thế rau. Tốt nhất, hãy cân đối giữa rau, củ và hoa quả và không thể thiếu tất cả chúng trong bữa ăn hàng ngày.

Mời quý độc giả theo dõi video: 6 cách ăn rau quả tốt nhất cho sức khỏe


Thu Hà (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN