Chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sông Bung 5 bị đề nghị xử phạt

Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) được thành lập vào tháng 1/2008, đăng ký trụ sở tại Km 9 + 200 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Theo Báo Đại Đoàn Kết, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Sở Tư pháp đề nghị kiểm tra, có ý kiến về hồ sơ đề nghị xử phạt của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1 - chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sông Bung 5 (huyện Nam Giang và Đông Giang).
Trước đó, ngày 10/7, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam có tờ trình đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư trên do có hành vi không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định đối với hồ chứa và đập dâng tại dự án nhà máy thủy điện Sông Bung 5. Sau khi xem xét hồ sơ và giải trình của chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đề xuất mức phạt 210 triệu đồng.
Chu dau tu nha may thuy dien Song Bung 5 bi de nghi xu phat
 Nhà máy thủy điện Sông Bung 5. (Ảnh: Thương Trường).
Theo tìm hiểu, Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) được thành lập vào tháng 1/2008, đăng ký trụ sở tại Km 9 + 200 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là hoạt động tư vấn quản lý.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty là ông Nguyễn Tài Anh; Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Hữu Chỉnh.
Trên Website PECC1 giới thiệu, công ty này là doanh nghiệp tư vấn hàng đầu của ngành điện Việt Nam, đã và đang thực hiện công tác tư vấn thiết kế, khảo sát, thí nghiệm... và là tư vấn chính cho nhiều dự án công trình điện quan trọng, quy mô lớn, phức tạp ở Việt Nam và Lào.
Công ty thiết kế đập đá đổ bản mặt bê tông cho dự án Thuỷ điện Tuyên Quang, công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) cho đập Thuỷ điện Sơn La, đập thuỷ điện Plei- krông, Sông Bung 4, Bản Vẽ, Bản Chát, Sông Tranh 2, Lai Châu và một số thuỷ điện khác.
Ngoài ra, PECC1 đã và đang thực hiện công tác quan trắc các công trình trọng điểm quốc gia như Sơn La, Bản Vẽ, Lai Châu, Bản Chát, An Khê, Sông Ba Hạ; các công trình nước ngoài như Xekaman 1, Xekaman 3...
Về tình hình kinh doanh, tổng doanh thu và các khoản thu nhập khác năm 2022 của Xây dựng Điện 1 đạt 646,30 tỷ đồng (trong đó doanh thu sản xuất kinh doanh điện của nhà máy thủy điện Sông Bung 5 đạt 272,35 tỷ đồng), tăng so với cùng kỳ năm trước là 2,13 tỷ đồng (tương ứng tăng 0,33%) và đạt 97,2% kế hoạch năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2022 của toàn công ty (BCTC hợp nhất) lãi 144,39 tỷ đồng, thuế TNDN phải nộp là 23,66 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế lãi 120,74 tỷ đồng, vượt 2.658,79% so với kế hoạch được giao.
Công ty đã thực hiện hạch toán hồi tố số tiền 125,06 tỷ đồng vào BCTC năm 2021 để xử lý kết chuyển các chi phí sản xuất kinh doanh tồn đọng từ nhiều năm trước làm kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 lỗ 117,57 tỷ đồng, do đó LNST chưa phân phối lũy kế đến thời điểm 31/12/2022 chỉ còn là 3,16 tỷ đồng.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh điện, nhờ thuận lợi về nguồn nước nên sản lượng điện của nhà máy thủy điện Sông Bung 5 trong năm 2022 đạt 258.887.197,36 kWh, tăng 61.515,89 kWh (823,8%) so với năm Báo cáo của BKS trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 - Tr-6/10 2021. Doanh thu bán điện đạt 272,35 tỷ đồng, tăng 74,8 tỷ đồng (37,8%). Chi phí là 120,8 tỷ đồng, giảm 7,4 tỷ đồng (-5,8%) chủ yếu do chi phí lãi vay giảm 10,6 tỷ đồng (25,7%).
Trở lại với việc PECC1 bị đề nghị xử phạt ở Quảng Nam, theo Báo Đại Đoàn Kết, trước đó, sau khi bị lập biên bản vi phạm, Xây dựng Điện 1 có văn bản giải trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam, xin miễn giảm tiền phạt. Công ty đưa ra lời giải thích rằng, sáng 11/6, trong quá trình xả dòng chảy tối thiểu thông qua cửa van cung đập tràn, bộ phận vận hành đã “phát hiện một số người dân địa phương xâm nhập vào phạm vi khu vực kênh xả hạ lưu đến cầu Sông Bung để đánh bắt cá, có nguy cơ gây mất an toàn”.
Vì vậy, trưởng ca vận hành đã lệnh đóng cửa van cung và thông báo đội bảo vệ yêu cầu người dân ra khỏi khu vực kể trên, sau đó công tác xả dòng chảy tối thiểu đã được tiếp tục duy trì.
Theo thông tin công bố về việc bán tài sản tài sản nhà máy thủy điện Sông Bung 5, Xây dựng Điện 1 cho biết, nhà máy thủy điện này được khởi công năm 2009, tổng vốn đầu tư được phê duyệt hơn 1.370 tỷ đồng, được đưa vào vận hành chính thức 2 tổ máy năm 2013. Năm 2020, nhà máy thủy điện Sông Bung 5 được công ty đưa ra bán đấu giá với mức khởi điểm 1.390 tỷ đồng. Trước đó, chủ đầu tư công bố các mức giá khởi điểm 1.688 tỷ đồng rồi 1.578 tỷ đồng nhưng không tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ tham dự.
Khánh Hoài (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN