Chàng trai hỏng phổi nguy hiểm tính mạng do hát karaoke quá hăng

Chọn bài hát có nốt quá cao khi hát karaoke, nam thanh niên khiến phổi bị tổn thương, nguy hiểm đến tính mạng.
Sự việc hy hữu xảy ra ở Hồ Nam, Trung Quốc. Anh A Triết, 25 tuổi, gần đây đã tham dự bữa tiệc sinh nhật của một đồng nghiệp. Trong lúc hát karaoke, anh đã chọn bài hát "Tân quý phi say rượu" để thể hiện khả năng ca hát của mình. Khi hát đến nốt cao trong bài, A Triết cảm thấy đau thắt lồng ngực, tuy nhiên cảm giác thoáng qua nên anh không để ý.
Về đến nhà, A Triết cảm thấy ngực nhói hơn, đêm hôm đó lại đau nhức, sáng hôm sau dậy thì thấy khó thở, mệt mỏi, không đi lại được. Ngay lập tức, A Triết được gia đình đưa đến bệnh viện để thăm khám.
Chang trai hong phoi nguy hiem tinh mang do hat karaoke qua hang
 Ảnh minh họa.
Qua kiểm tra, bác sĩ cho biết A Triết có bệnh phổi sẵn, phổi bên phải có một túi khí có đường kính lớn hơn 1 cm trong nhu mô phổi. Túi khí này bị vỡ vì khi hát nốt cao, A Triết khiến không khí tràn vào khoang ngực từ bên ngoài, nén thể tích mô phổi xuống còn 15% so với thể tích ban đầu, nếu không được cấp cứu kịp thời rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ sau đó đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u cho A Triết. Sau ca phẫu thuật, thanh niên hồi phục tốt và xuất viện vào ngày 26/11 vừa qua.
Bác sĩ trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch của Bệnh viện Trung ương Trường Sa - Dương Kế Thừa - cho biết, bệnh của A Triết được gọi là tràn khí màng phổi tự phát, chủ yếu xảy ra ở nam thanh niên gầy và cao. Bệnh này dễ bị xảy ra sau khi vận động gắng sức, ho mạnh hoặc hát to.
Bác sĩ Dương khuyên rằng những người có thân hình gầy và cao hãy ăn nhiều thức ăn có chất xơ thô hơn, chẳng hạn như trái cây, yến mạch và lúa mạch, tập các bài tập thể dục nhịp điệu thích hợp, chẳng hạn như chạy bộ, Thái Cực Quyền, bơi lội, đi bộ nhanh, các bài tập aerobic, v.v...
Đồng thời, một khi bị tức ngực, khó thở và các triệu chứng khác, hãy đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra sự cố đáng tiếc.

Mời quý độc giả xem thêm video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác? Nguồn video: Vinmec.

Kiều Dụ (Theo ET)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN