-
Trung Y quan niệm ẩm ướt là nguồn gốc của mọi bệnh tật, đứng thứ nhất trong lục hại. Ẩm ướt là kẻ thù của sức khỏe, “độ ẩm không trừ, thân thể khó an”. (Ảnh: Sohu, minh họa)
-
Độ ẩm được chia thành hai loại là độ ẩm bên trong (nội ẩm) và độ ẩm bên ngoài (ngoại ẩm). Độ ẩm bên ngoài chủ yếu liên quan đến môi trường bên ngoài như để tóc ướt đi ngủ hay ngâm mình lâu trong nước, sống trong môi trường ẩm thấp kéo dài.
-
So với ngoại ẩm, nội ẩm nguy hiểm hơn nhiều, chủ yếu liên quan đến thực phẩm tiêu thụ, do tạng phủ rối loạn, không chuyển hóa được nước trong cơ thể một cách bình thường dẫn đến ẩm ướt trầm trọng.
-
Dấu hiệu nội ẩm quá nhiều gồm tứ chi nặng nề, buồn ngủ, miệng dính, chi dưới phù nề, phân lỏng dính, luôn có cảm giác khó tiêu, hơi thở có mùi hôi, buổi sáng thức dậy cơ thể kiệt quệ, thiếu năng lượng, suy nhược, có dấu răng ở mép lưỡi, lớp phủ lưỡi dày, nhờn và trắng,...
-
Thực phẩm tiêu thụ quan hệ mật thiết với nội ẩm. Theo chuyên gia, uống đồ lạnh, ăn kem hay rượu bia dễ khiến cơ thể tích ẩm. Đặc biệt, mùa hè với hình thái thời tiết mưa ẩm kéo dài, ăn uống và sinh hoạt không điều độ càng khiến cơ thể tích ẩm mạnh mẽ. Theo chuyên gia sức khỏe, những thực phẩm “vua trữ ẩm” dưới đây chứa nhiều dưỡng chất song nên thận trọng khi sử dụng.
-
1. Mướp đắng. Mướp đắng có vị đắng song vẫn được nhiều người ưa thích bởi giá trị dinh dưỡng phong phú. Vậy nhưng, cơ thể có dấu hiệu ẩm ướt thì không nên ăn nhiều. Nguyên nhân bởi mướp đắng là thực phẩm tính lạnh, ăn nhiều sẽ khiến tỷ vị hư nhược, tích tụ độ ẩm dẫn đến sinh bệnh.
-
2. Dưa chuột. Dưa chuột giòn ngọt, nhiều nước rất thích hợp ăn trong những ngày hè nắng nóng. Tuy vậy, bạn nên cân nhắc lượng ăn phù hợp bởi dưa chuột tính lạnh, ăn nhiều dễ khiến tỳ vị hư hàn, tăng ẩm cơ thể.
-
3. Xà lách. Xà lách là loại rau phổ biến, thích hợp ăn sống lẫn nấu chín, là nguyên liệu không thể thiếu cho món lẩu. Tuy vậy, xà lách có tính lạnh và ẩm nhiều, tốt nhất không nên ăn nhiều để tránh làm tăng độ ẩm trong cơ thể.
-
Để tăng cường dương khí, vận động là phương pháp cực hữu ích. Kiên trì tập luyện giúp khí huyết lưu thông, dương khí mạnh. Bên cạnh đó, tiếp xúc với ánh mặt trời giúp tăng cường dương khí trong người, mang lại tác dụng bổ sung vitamin D.
-
Ngâm chân là cách làm ấm, bồi bổ thận dương, có lợi cho sự tăng trưởng dương khí cơ thể. Không chỉ mùa đông, mùa hè ngâm chân cũng mang lại lợi ích sức khỏe.
-
Cụ thể, ngâm chân kích thích kinh mạch, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất. Mặt khác, nó giúp thoát ẩm, điều hòa sức khỏe lá lách và dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
-
Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)