|
1. Thực phẩm vị rau củ dành cho trẻ em. Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như tăng cân, sâu răng, tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. (Ảnh: BS, minh họa) |
|
Để bảo vệ sức khỏe, nhiều mẹ chọn thực phẩm đóng hộp vị rau củ cho trẻ nhằm thay thế đồ ăn vặt, kẹo ngọt. Điều đáng nói, những thực phẩm này có thể chứa lượng đường không nhỏ. |
|
Ngay cả khi thành phần đường được công bố, bạn cũng khó có thể xác định được lượng đường trong chúng chính xác là bao nhiêu. Nguyên nhân bởi đường có thể có nhiều tên khác nhau, các nhà sản xuất dùng chúng để che giấu lượng chất ngọt thực sự trong sản phẩm. |
|
2. Thực phẩm lành mạnh không chứa nitrat. Nitrat và nitrit là những hợp chất thiết yếu đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng có thể trở nên nguy hiểm nếu tạo thành nitrosamine. Chế biến thực phẩm chứa nitrat hoặc nitrit ở nhiệt độ cao có thể hình thành nitrosamine. Có nhiều loại nitrosamine khác nhau và một số loại có thể làm tăng nguy cơ ung thư. |
|
Vì lý do trên, nhiều sản phẩm dán nhãn “không nitrat” được chào bán. Theo Brightside, thật tốt nếu nitrat không phổ biến trong các loại thịt song sản phẩm “không nitrat” cũng không đảm bảo chúng an toàn 100%. Thực vậy ngoài nitrat, bạn không nên ăn thực phẩm chứa sunfat, phốt phát, BHT, BHA,... Hãy đọc kỹ nhãn mác để tìm sản phẩm an toàn và tránh ăn thịt chế biến sẵn. |
|
3. Thực phẩm “không béo”. Brightside tiết lộ, quy tắc cho phép nhà sản xuất không cần liệt kê thành phần nếu nó chứa dưới 0,5g chất béo trong một khẩu phần ăn. |
|
Điều này cũng tương tự với đường và cholesterol. Nhà sản xuất không bắt buộc phải liệt kê thành phần cholesterol nếu nó chứa 2mg mỗi khẩu phần. |
|
4. Thực phẩm “nguồn gốc tự nhiên”. Nhãn dán “nguồn gốc tự nhiên” đôi khi chỉ là công cụ tiếp thị sản phẩm. Thực vậy, chuyên gia dinh dưỡng cho biết không có ý nghĩa pháp lý quy định về việc sử dụng từ này trên nhãn mác. |
|
Không những vậy, quy tắc cho phép có tỷ lệ sai sót khá lớn khi đề cập thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. Chúng có thể được phép chênh lệch tới 20% so với con số được công bố. Chẳng hạn, sản phẩm công bố chứa 100 calo có thể chứa 80-120 calo. |
|
5. Sản phẩm gà “chạy bộ”. Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên sản phẩm từ gà “chạy bộ”, “không nuôi nhốt” vì nghĩ rằng nó “thân thiện” với sức khỏe, nhân đạo với con vật. Thật không may, những mác nhãn như vậy không phản ánh thực quá trình chăn nuôi con vật. Trang trại có thể “không nuôi nhốt” thời gian bao lâu là tùy ý. Đôi khi, những chú gà chỉ được tự do ngoài trời 5 phút mỗi ngày cũng được coi là “thả rông”. |
|
6. Sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Chúng ta thường được khuyên nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt bởi chúng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tiểu đường loại 2,... Điều đáng nói, không phải tất cả sản phẩm dán nhãn “ngũ cốc nguyên hạt” đều mang lại lợi ích như mong đợi. |
|
Thực vậy, nhiều sản phẩm đôi khi chỉ chứa tỷ lệ ngũ cốc nguyên hạt không đáng kể. Để nhận được lợi ích sức khỏe tối đa, bạn nên chắc chắn sản phẩm được làm từ “100% ngũ cốc nguyên hạt” hoặc tỷ lệ ngũ cốc chiếm lượng lớn. |
Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)