Ăn dưa và cá muối để lâu trong tủ lạnh, người đàn ông phải cấp cứu

Ăn dưa muối và cá muối để nhiều ngày trong tủ lạnh, sau mô%3ḅt giấc ngủ, ông Lý hốt hoảng khi thấy toàn thân chuyển xanh, tím tái, khó thở và nôn mửa.
Theo thông tin đăng tải, vài ngày trước, ông Lý sống ở Phố Đông, Thượng Hải (Trung Quốc), thức dậy sau một giấc ngủ ngắn và thấy toàn thân mình chuyển sang màu xanh, giống như người ngoài hành tinh. Sợ hãi, ông Lý bắt đầu hoảng loạn, thở hổn hển, khó thở, đau đầu và nôn mửa.
Ngay sau đó, ông Lý được người nhà gọi xe cấp cứu đưa đến Bệnh viện Nhân dân Khu vực Mới Phố Đông. Khi đến bệnh viện, phản ứng của ông rất chậm, thậm chí không còn sức để trả lời câu hỏi.
Bác sĩ Lô Hân Viên - một bác sĩ tại Khoa Y tế Cấp cứu và Chăm sóc Đặc biệt, thông qua các triệu chứng của ông Lý đã chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng methemoglobin huyết, thường là do ngộ độc nitrit.
Để chẩn đoán rõ ràng và cấp cứu kịp thời, bác sĩ lập tức lấy máu động mạch đi xét nghiệm khẩn cấp, nào ngờ, máu rút ra có màu xanh đen rất quái dị. Kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy giá trị methemoglobin trong các mẫu máu động mạch của ông Lý cực cao, được chẩn đoán mắc bệnh methemoglobin huyết.
An dua va ca muoi de lau trong tu lanh, nguoi dan ong phai cap cuu
Ảnh minh họa.
Sau khi được điều trị bằng loại thuốc đặc trị, các triệu chứng của ông Lý dần dần được cải thiện, làn da của ông nhanh chóng thay đổi từ màu xanh trở lại bình thường.
Tiếp đó, khi ông Lý tỉnh táo lại, bác sĩ truy hỏi về thói quen sinh hoạt của ông Lý để tìm nguyên nhân bệnh. Sau khi suy xét cẩn thận, ông Lý thừa nhận, trước khi phát bệnh, ông đã ăn dưa muối và cá muối để nhiều ngày trong tủ lạnh. Đây chính là gốc rễ vấn đề, nitrit trong những thực phẩm này vượt quá tiêu chuẩn đã gây ra vụ ngộ độc.
Theo tìm hiểu, nitrat là một loại muối có chứa anion nitrit, là thủ phạm khiến ông Lý bị ngộ độc. Phân tử hemoglobin bình thường của người có chứa sắt hóa trị hai, chất này kết hợp với oxy để tạo thành oxyhemoglobin, có vai trò vận chuyển oxy. Nitrit là chất oxy hóa mạnh, sau khi vào máu, sắt trong hemoglobin sẽ bị oxy hóa thành methemoglobin làm mất khả năng vận chuyển và giải phóng oxy.
Các mô và cơ quan của con người sẽ tạo ra một loạt các triệu chứng do không thể sử dụng oxy bình thường, đó là lý do tại sao ông Lý bị khó thở, đau đầu, đánh trống ngực, nôn mửa và các triệu chứng khác. Khi hàm lượng methemoglobin vượt quá 1,7% hemoglobin, da và niêm mạc bị tím tái (tức là tím tái, môi tím xanh, móng tay, lưỡi chuyển màu, v.v.), đó là lý do tại sao nước da của ông Lý chuyển sang màu xanh lam khi ông ngủ dậy.
May mắn thay, nitrit tuy có độc nhưng có một loại thuốc giải đặc biệt đó là xanh methylen, cơ chế hoạt động của nó là khử sắt trong methemoglobin thành sắt đen để phục hồi khả năng của hemoglobin - vận chuyển và giải phóng ôxy.
Nếu áp dụng phương pháp điều trị xanh metylen kịp thời và đúng cách thì tình trạng tím tái của người bị ngộ độc có thể thuyên giảm hoặc biến mất trong vòng 1 giờ, tình trạng bệnh được cải thiện.
Trong cuộc sống, ngoài trường hợp ngộ độc nitrit qua đường ăn uống như ông Lý, một số bệnh lý hiếm gặp cũng có thể gây ra bệnh methemoglobin huyết. Ví dụ, sử dụng quá nhiều các loại thuốc tạo ra các amin thơm như benzocain, acetaminophen, phenacetin, vv; tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp như anilin, benzoquinone, phenylhydrazine, v.v.
Bác sĩ nhắc nhở nếu toàn bộ cơ thể chuyển sang màu xanh và xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, khó thở sau khi bị ngộ độc thì hãy đi khám kịp thời.

Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN