37 tuổi bị ung thư gan do 2 thói quen xấu nhiều người mắc

Có tiền sử viêm gan B nhưng người đàn ông 37 tuổi thường xuyên uống rượu, bia và thức khuya. Thói quen độc hại này là nguyên nhân chính khiến anh bị ung thư gan giai đoạn cuối.
Tiểu Lý, một người đàn ông 37 tuổi, cao ráo và rất khỏe mạnh. Nhưng vào mùa hè năm nay, Tiểu Lý bị sốt không rõ nguyên nhân, uống thuốc xong không đỡ nhiều, cố gắng ăn uống bồi bổ cũng không thấy cải thiện. Tình trạng chán ăn và sốt liên tục kéo dài nửa tháng, Tiểu Lý cùng gia đình đến bệnh viện lớn để kiểm tra sức khỏe, không ngờ rằng anh lại bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Chẩn đoán này khiến Tiểu Lý suy sụp hoàn toàn.
Sau đó bác sĩ xem lại hồ sơ bệnh của Tiểu Lý mới biết đươc, bản thân Tiểu Lý là người mang vi rút viêm gan B. Những năm gần đây luôn cảm thấy mình cường tráng, khỏe mạnh nên chủ quan, không thường xuyên đi kiểm tra. Đặc biệt, thói quen sinh hoạt của Tiểu Lý cũng rất tệ, do đặc thù công việc nên việc thức khuya và uống rượu là chuyện thường tình đối với người đàn ông này.
37 tuoi bi ung thu gan do 2 thoi quen xau nhieu nguoi mac
 
Theo bác sĩ phân tích, lối sống độc hại kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư gan của Tiểu Lý. Vậy thức khuya và uống rượu bia có tác hại gì đối với gan?
1. Uống rượu
Rượu bia khi vào cơ thể người chủ yếu sẽ phải trải qua quá trình dị hóa ở gan, độc tính của rượu bia làm cho tế bào gan phân hủy và chuyển hóa axit béo, gây lắng đọng mỡ trong gan, tạo thành gan nhiễm mỡ.
37 tuoi bi ung thu gan do 2 thoi quen xau nhieu nguoi mac-Hinh-2
 
Càng uống nhiều rượu bia thì tình trạng gan nhiễm mỡ càng nghiêm trọng, có thể gây xơ gan, cuối cùng chuyển hóa thành ung thư gan, tỷ lệ ung thư gan chuyển hóa từ xơ gan là 70%.
2. Thức khuya
Khi con người nghỉ ngơi cũng là lúc gan làm việc, công việc chính của gan là đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Thức khuya trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của gan, khiến cơ thể không thể đào thải chất độc ra ngoài theo đúng lộ trình. Chất độc tích tụ càng nhiều sẽ càng khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan, gây một vòng độc hại luẩn quẩn.
37 tuoi bi ung thu gan do 2 thoi quen xau nhieu nguoi mac-Hinh-3
 
Thực tế, gan là cơ quan "câm" lại có chức năng bù trừ tốt, chỉ cần 30% tế bào gan khỏe mạnh là có thể duy trì hoạt động bình thường của cơ thể con người. Do đó, ung thư gan giai đoạn đầu nhìn chung rất khó phát hiện, khi có các triệu chứng rõ ràng như đau vùng gan, sốt, mệt mỏi, sút cân, vàng da, báng bụng… thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn giữa và cuối, tỷ lệ sống sót giảm xuống rất nhiều.
Vì vậy, những người mắc bệnh gan và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan, những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan trên 40 tuổi nên làm tốt công tác phòng bệnh.

Mời quý độc giả theo dõi video: 5  yếu tố gây nguy cơ ung thư gan, tuổi nào cũng nên tránh


Kiều Dụ (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN