Chi phí dự phòng tăng mạnh, song TPBank vẫn lãi ròng 612 tỷ trong quý 2

Dù chi phí dự phòng tăng 38% lên mức 612 tỷ đồng nhưng TPBank vẫn lãi sau thuế 1.269 tỷ đồng, tăng mạnh 55% so cùng kỳ.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021 với thu nhập lãi thuần tăng khá 43% en mức 2.527 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đột phá gấp 2,5 lần cùng kỳ với 412 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư ghi tăng 60% lên 279 tỷ đồng.
Tuy nhiên, TPBank lại báo giảm 42% từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, xuống 159 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác cũng suy giảm 24% về 57 tỷ đồng.
Dù chi phí dự phòng tăng 38% lên mức 612 tỷ đồng nhưng TPBank vẫn lãi sau thuế 1.269 tỷ đồng, tăng mạnh 55% so cùng kỳ.
Luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế tăng 48% lên mức 2.407 tỷ đồng. 
Chi phi du phong tang manh, song TPBank van lai rong 612 ty trong quy 2
 
Theo TPBank, một trong những nguyên nhân chính giúp tăng trưởng lợi nhuận cao là do ngân hàng thực hiện một loạt các giải pháp tiết giảm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Điều này có thể nhìn thấy rõ ở chi phí hoạt động, chỉ tăng có 6,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn rất nhiều mức tăng của doanh thu. Chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) cũng đã giảm rất mạnh từ 43% cuối tháng 6 năm 2020 xuống chỉ còn 36% ở thời điểm kết thúc quý 2 năm nay.
Tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của TPBank tăng thêm hơn 35.900 tỷ lên mốc 242.255 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng chiếm 132.203 tỷ, tăng 10,17% so đầu kỳ. Trong cơ cấu nợ, tiền gửi của khách hàng cũng tăng mạnh 13,9%. 
Về chất lượng nợ vay, TPBank ghi nhận 1.519 tỷ đồng, tăng gần 7% so đầu kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu lại giảm từ 1,18% của đầu kỳ xuống 1,14%.
Trong thời gian qua, ngân hàng tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ khách hàng khó khăn theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, với tổng số tiền miễn, giảm, hạ lãi suất cho khách hàng là 542 tỷ đồng.
Cuối tháng trước, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho TPBank tăng thêm 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Nguồn vốn bổ sung sẽ giúp ngân hàng tăng thêm hệ số an toàn vốn, cải thiện năng lực tài chính và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN