Tiết lộ “sốc” về ông chủ 9X thực sự của BOT Cai Lậy

"Ông chủ" thực sự của BOT Cai Lậy (Tiền Giang) không phải là người sở hữu lượng cổ phần lớn nhất mà có thể là một doanh nhân trẻ sinh năm 1992.

Đơn vị sở hữu tới 65% dự án BOT Cai Lậy là Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái. Với tỷ lệ góp vốn lên tới 65%, Bắc Ái được coi là “ông chủ” của trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Ngày 10/3/2017, Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái đã tiến hành thay đổi chức danh quan trọng nhất của lãnh đạo công ty. Cụ thể, ông Nguyễn Tiến An đã thay ông Lê Tiến Thắng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bắc Ái.
Ông Nguyễn Tiến An là một doanh nhân trẻ, sinh ngày 5/1/1992. Ông An có hộ khẩu thường trú tại Khu 3, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Sau khi thay đổi nhân sự, ông Nguyễn Tiến An chính thức là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bắc Ái tính đến thời điểm hiện tại.
Toàn ảnh BOT Cai Lậy. (Ảnh: Zing)
 Toàn ảnh BOT Cai Lậy. (Ảnh: Zing)
Điều bất ngờ hơn, ông Nguyễn Tiến An dù là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bắc Ái nhưng lại không nắm giữ cổ phần nào của công ty. Người là cổ đông lớn nhất, nắm 82% vốn của Bắc Ái vẫn là ông Lê Tiến Thắng.
Công ty Bắc Ái, chủ đầu từ BOT Cai Lậy từng rất nhiều lần thay đổi các chức danh lãnh đạo quan trọng, kể từ đầu năm 2015 đến nay.
Trước ông Nguyễn Tiến An thì ông Lê Tiến Thắng hiện là cổ đông lớn nhất, nắm 82% vốn của Bắc Ái là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty này.
Mời độc giả xem video Tài xế mong mỏi điều gì sau quyết định tạm dừng thu phí tại BOT Cai Lậy của Thủ tướng?: 
Theo Nguoiduatin, Bắc Ái từng có một giám đốc là ông Tạ Xuân Liêm - em trai bà Tạ Thu Thủy, Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc CTCP Bia Hà Nội – Hải Phòng (thành viên của Tổng CTCP Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội HABECO.
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái được thành lập từ năm 2004. Công ty này có trụ sở đăng ký tại số 215, đường Mê Linh, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Ngày 10/7/2017, công ty Bắc Ái đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang – Doanh nghiệp triển khai và vận hành trạm BOT Cai Lậy là một cổ đông góp 3% vốn, tương đương hàng chục tỷ đồng vốn cổ phần của Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái.
Các cổ đông khác của Công ty Bắc Ái gồm ông Lê Văn Duẩn (5% vốn), ông Lê Thanh Bình (10% vốn); ông Nguyễn Phú Hiệp (góp 3%)...

10 mẫu biệt thự mái lệch lên ngôi năm 2018

(Kiến Thức) - Những mẫu biệt thự mái lệch với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại đều được ưa chuộng trong năm 2018. 

Biệt thự mái lệch 2 tầng đẹp tinh tế với màu nâu làm chủ đạo. Những hình khối khỏe khoắn mang đậm đặc trưng của kiến trúc phương Tây. Ảnh: Internet.
 Biệt thự mái lệch 2 tầng đẹp tinh tế với màu nâu làm chủ đạo. Những hình khối khỏe khoắn mang đậm đặc trưng của kiến trúc phương Tây. Ảnh: Internet.

Hình ảnh khu chợ chỉ bán cỏ dại độc nhất miền Tây

(Kiến Thức) - Chợ Ô Lâm chỉ bán một thứ mặt hàng duy nhất: cỏ dại - thứ tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại góp phần cải thiện thu nhập cho người dân nơi đây.

Nằm ở xã miền núi Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chợ Ô Lâm trở nên khác biệt với tất cả các khu chợ khác ở miền Tây khi chỉ bán một mặt hàng duy nhất là cỏ. (Ảnh Wp)
 Nằm ở xã miền núi Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chợ Ô Lâm trở nên khác biệt với tất cả các khu chợ khác ở miền Tây khi chỉ bán một mặt hàng duy nhất là cỏ. (Ảnh Wp)
Chợ cỏ Ô Lâm thường bắt đầu họp từ 11h sáng và tan chợ tầm 15h chiều. (Ảnh Canthotv)
 Chợ cỏ Ô Lâm thường bắt đầu họp từ 11h sáng và tan chợ tầm 15h chiều. (Ảnh Canthotv)
Tại đây, người mua không cần mặc cả hay trả giá bởi cỏ ở khu chợ này đã được định giá sẵn: 10.000 đồng/3 bó cỏ (nặng khoảng 5kg). (Ảnh Vanhien)
 Tại đây, người mua không cần mặc cả hay trả giá bởi cỏ ở khu chợ này đã được định giá sẵn: 10.000 đồng/3 bó cỏ (nặng khoảng 5kg). (Ảnh Vanhien)
Chợ cỏ Ô Lâm họp quanh năm nhưng đông đúc và sôi động nhất là vào mùa nước nổi. (Ảnh Imageshack)
 Chợ cỏ Ô Lâm họp quanh năm nhưng đông đúc và sôi động nhất là vào mùa nước nổi. (Ảnh Imageshack)
Chợ cỏ Ô Lâm được hình thành từ năm 2000 khi nhu cầu về thức ăn cho gia súc xung quanh vùng tăng cao. (Ảnh Imageshack)
 Chợ cỏ Ô Lâm được hình thành từ năm 2000 khi nhu cầu về thức ăn cho gia súc xung quanh vùng tăng cao. (Ảnh Imageshack)
Các loại cỏ chủ yếu bán tại chợ cỏ Ô Lâm được cắt từ các cánh đồng hoang hay cỏ ở ven sông rạch như lùn, xả, mật…(Ảnh Imageshack)
 Các loại cỏ chủ yếu bán tại chợ cỏ Ô Lâm được cắt từ các cánh đồng hoang hay cỏ ở ven sông rạch như lùn, xả, mật…(Ảnh Imageshack)
Chợ cũng không có các quầy, sạp bày bán. Thay vào đó, cỏ được chất đống hai bên bờ kênh để người mua thoải mái lựa chọn. (Ảnh Imageshack)
Chợ cũng không có các quầy, sạp bày bán. Thay vào đó, cỏ được chất đống hai bên bờ kênh để người mua thoải mái lựa chọn. (Ảnh Imageshack) 
Đôi khi, người mua cũng không cần phải trả tiền. Thay vào đó, người mua có thể trao đổi bằng hàng hóa như bắp ngô, củ khoai, trái cây...(Ảnh Imageshack)
 Đôi khi, người mua cũng không cần phải trả tiền. Thay vào đó, người mua có thể trao đổi bằng hàng hóa như bắp ngô, củ khoai, trái cây...(Ảnh Imageshack)
Người mua bán ở chợ cỏ Ô Lâm đều là bà con người Khmer. Lượng người tới khu chợ này giao dịch mỗi ngày lên tới cả trăm người. (Ảnh Imgur)
 Người mua bán ở chợ cỏ Ô Lâm đều là bà con người Khmer. Lượng người tới khu chợ này giao dịch mỗi ngày lên tới cả trăm người. (Ảnh Imgur)
Dù chỉ bán cỏ dại nhưng chợ cỏ Ô Lâm không bao giờ có khái niệm “ế”. (Ảnh Imageshack)
Dù chỉ bán cỏ dại nhưng chợ cỏ Ô Lâm không bao giờ có khái niệm “ế”. (Ảnh Imageshack)