Tiết lộ ít biết về chuyên án bắt trùm giang hồ Khánh Trắng

Trước khi Khánh Trắng bị bắt, có rất nhiều dấu hỏi đặt ra đối với lực lượng công an địa phương.

Cách kể chuyện giật cục, được vài câu, dừng lại hút thuốc, rồi thủng thẳng nói, gây cảm giác khó chịu cho người đối diện thì ít mà như thử thách độ chịu đựng của người đối diện thì nhiều. Quả thật, ông hút thuốc nhiều hơn tôi tưởng. Mỗi một hơi thuốc được thở ra đều kèm tiếng ho. Tiếng ho khản đặc, đục đục như giọng nói ma quái của ông vậy.
Tăng cường vì “lạm phát” niềm tin?
PV hỏi: "Khánh Trắng thuộc địa phận Hà Nội, sao Hà Nội không làm?".
Đại tá trả lời: "Địa phương được TW tăng cường, giúp đỡ, phối hợp cùng thực hiện là việc làm bình thường".
Dừng lại, hít 3 hơi thuốc, khói bay mờ phòng khách, ông “thả” từng câu: "Khi tham gia vụ án, biết tội phạm có tổ chức, hoạt động trong một thời gian dài, có nhiều đơn từ… Tôi tự hỏi, lý do của các vấn đề đó là gì?
Tiet lo it biet ve chuyen an bat trum giang ho Khanh Trang
Cảnh sát khám giữ nhà ông trùm giang hồ Khánh Trắng. 
Hãy nhìn lý do đó dưới con mắt nghề nghiệp, dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: Vì sao nó tồn tại được lâu như vậy? Lỗi ở đâu? Sai sót đó bắt nguồn từ khâu nào? Các vướng mắc khi thực hiện sẽ gặp phải ra sao? Khó khăn mà đồng nghiệp địa phương không giải quyết được? Vì sao các nhân chứng mấu chốt của vụ án đều không dám khai, không dám chứng nhận.
Có nghĩa là cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cái bóng và những giai thoại về sức mạnh tiền bạc, quan hệ của Khánh Trắng “quá lớn” nên nhiều người nhầm tưởng, Khánh có sức mạnh xã hội đen, tiền bạc, quan hệ với cán bộ tới mức không ai có thể làm gì được".
Giọng thủng thẳng, nhát gừng, ông kể: “Chúng tôi đã tổ chức theo dõi hoạt động băng nhóm tội phạm Khánh Trắng từ năm 1992-1993. Thời điểm này, đơn từ về những hoạt động của băng nhóm này đã bay khắp các nơi từ địa phương tới TW, từ các cơ quan chính quyền, công an đến các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Đến khi chúng tôi chính thức làm thì thấy có nhiều vấn đề. Công tác trinh sát để xác định mức độ phạm tội của băng nhóm là rất quan trọng. Đầu mối then chốt trong quá trình trinh sát vụ án này, chúng tôi phải trực tiếp thực hiện.
Khi đó, người dân – tức nhân chứng rất “kỵ” công an nên công tác vận động để họ khai báo trung thực những gì mình biết gặp rất nhiều khó khăn. Tôi chẳng hiểu sao, cái mặt của tôi, tội phạm sợ mà người dân thì lại tin tưởng”.
Ông gặp, họ kể hết, nói hết, thậm chí khai xong rồi nhìn thẳng vào mặt ông, bảo rằng: “Chú có thuật thôi miên hay sao mà công an khác hỏi, tôi không thể nói được, lời cứ mắc ở trong họng, ú ớ như bị câm, sợ như thể có người đánh. Thế mà chú hỏi, tôi nói một mạch”…
Ông nói rằng, trong tâm lý tội phạm, người ta gọi đó là “lạm phát” lòng tin. Có nghĩa là với người này thì không tin, thậm chí cực đoan nhưng với người khác thì lại cởi mở hết cỡ.
“Nút mở” là “nút thắt” của vụ án
PV hỏi: "... “Nút mở” của chuyên án Khánh Trắng được xác định từ hành vi vi phạm nào?".
Đại tá trả lời: "Muốn bắt Khánh Trắng đền tất cả tội lỗi do y gây ra, trong đó có những vụ đã khép lại rồi - thì phải có cái cớ – tức vi phạm mới. Tâm lý tội phạm là “được đà lấn tới”, các hành vi vi phạm sẽ không dừng lại mà ngày càng tinh vi hơn.
Khánh Trắng không phải là tên trùm khôn ngoan. Hắn cũng như những tội phạm khác mà thôi. “Nút mở” để bắt Khánh được thực hiện sau khi tên này gương oai, giễu võ, chỉ đạo đệ tử đến cướp tài sản của gia đình anh Mạnh ở 71D – E Kim Mã, Hà Nội. Vụ này do Hà Nội phát hiện và làm. Sau đó Bộ tăng cường cán bộ xuống chỉ đạo nhằm giải quyết triệt để băng nhóm này".
Ông kể: "Phải thừa nhận rằng, Khánh có một tuổi thơ dữ dội. Khánh sinh ra trong một gia đình có nhiều bố, nhiều mẹ, nhiều anh em. Bố của Dương Văn Khánh có 3 vợ, mẹ của Khánh cũng có 3 chồng. Điều đó đồng nghĩa với việc, Khánh có đến 11 anh, chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha và cùng cha, cùng mẹ.
Trước khi mua được một chiếc xích lô (năm 1989) để chở hàng thuê ở gầm cầu Long Biên, kiếm sống qua ngày, Khánh đã kịp có 5 tiền án, tiền sự.
Vì vào tù, ra khám nhiều, Khánh hiểu luật chơi của thế giới giang hồ là hiểm ác nhưng vẫn tập hợp dưới trướng mình một đám để tử có nhân thân giống mình y trang để chuẩn bị cho hành trình tội ác để mong có sự lên đời về tiền bạc, quan hệ".
Năm 1991, Khánh thành lập đội dịch vụ bốc xếp tự quản với 140 thành viên và 50 chiếc xích lô chở hàng thuê. Quá trình phạm tội lần lượt diễn ra từ khi Khánh có chút “chức tước, địa vị” là Đội trưởng đội dịch vụ bốc xếp và sau đó đổi thành Chủ tịch Nghiệp đoàn. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Khánh có camry đi giao dịch quả là oách, oai vô cùng.
Chiến thuật “rung lưới” ... bắt cá
Xung quanh chuyện bắt Khánh Trắng, “hốt” được cả “ổ” đối tượng cùng thời điểm… cũng có nhiều “đồn thổi”. Thực chất như thế nào?
Theo ông, cái đầu của người chỉ huy phải tính được phương án, làm thế nào, điều ít quân mà bắt được nhiều đối tượng, không để những tên nguy hiểm chạy trốn. Đây là tư duy chiến thuật của người chỉ huy “đánh án”.
Thực chất, Khánh có rất nhiều kẻ thù trong quá trình tranh giành lãnh địa, khuếch trương thanh thế hoạt động phạm tội. Khánh đã từng bị tạt acid vào người, vết sẹo trên người là minh chứng hùng hồn cho hành động trả thù của đối phương.
Bởi thế, Khánh rất cảnh giác. Phát hiện một động tĩnh khác lạ, y đều gọi tập trung các đệ tử thân tín để bàn bạc nhằm bảo vệ bản thân trước cái họa ập đến. Dù đó là họa do hắn tự chuốc lấy hay họa vô tình.
Hiểu tâm lý của Khánh và trên hết là hạn chế đến mức tối đa đối tượng phạm tội “thấy động”, bỏ trốn, phải ra lệnh truy nã, ông đã tung tin để gom đối tượng phạm tội, “hót” một mẻ luôn thể.
Ngoài Khánh có lệnh bắt thì còn khoảng chục tên “sỹ quan” khác của y đang ở nhà khách cũng bị gom về để bắt. Kế hoạch, bắt xong là hỏi cung ngay để khởi tố, tạm giam nếu không thì chúng sẽ bỏ trốn....
Trước cuộc hội ý chớp nhoáng để triển khai lực lượng bắt Khánh, ông đã dùng nhiều kênh khác nhau, chuyển tin đến các đối tượng có mối thù “truyền kiếp” “không đội trời chung” với Khánh rằng: Bây giờ... Khánh thanh toán băng này, hội quân đòi nợ chỗ kia... Ngày giờ này, Khánh bị công an bắt, tại nhà ở... Kẻ thù của Khánh là những trùm xã hội đen đã sa cơ lỡ vận, bị Khánh dìm xuống bùn đen, hết đất kiếm sống, thậm chí còn để di chứng trên thân thể là sự tàn phế suốt đời như trột mắt, cụt tay, chân đi chấm phẩy…
Những đối tượng này rất muốn chứng kiến cái cảnh Khánh ngạo nghễ là thế, đắc thắng là vậy, giờ cúi đầu, tra tay vào còng số 8 thì da mặt trắng bủng pha vàng ra sao?
Đúng như dự đoán, khi phát hiện những đối thủ một thời giờ đã “không còn gì để mất” lượn lờ, lảng vảng, đi lại ở trước cổng nhà mình. Khánh sợ giang hồ “tụ nghĩa”, cùng nhau trả thù nên gọi tất cả đám đệ tử, thân tín, có “máu mặt” trong cái tổ chức nghiệp đoàn trá hình của mình đến nhà để “trực chiến, chiến đấu” khi xảy ra “trận chiến thư hùng”.
Cuộc họp của ban chuyên án kết thúc nhanh. Sau đó, mọi việc được thực hiện theo phương án đã dự kiến. Chỉ có 2 mũi tiến công, bắt tội phạm. Một mũi đi bắt Minh – em của Khánh và mũi khác do ông trực tiếp chỉ huy nhằm thẳng hướng nhà Khánh mà tiến.
Ông nhớ lại: “Chúng tôi đi ô tô, mặc quần áo thường phục đến nhà Khánh trước. Tôi và vài chiến sỹ mặc thường phục đi vào đến cổng nhà Khánh. Tôi bị Hùng “Thanh Hóa” – một đệ tử trung thành, thân tín, có thể sả thân vì chủ của Khánh Trắng cản ngay ở cửa nhà.
Hùng “Thanh Hóa” không biết tôi là công an, tên này tưởng tôi và các đồng nghiệp là xã hội đen ở đâu đó được đến “thanh toán” Khánh Trắng – sau này Hùng khai như vậy để giải thích cho cái sự “vô tình” cản đường cán bộ thực thi pháp luật của mình. Hành động cản người thực thi pháp luật của Hùng bị trấn áp ngay bằng một cái báng súng vào gáy.
Trong chớp mắt, hai tay bị giật khuỷu ra đằng sau, bị tống ra ngoài cùng lực lượng hỗ trợ mặc quân phục ngành. Tôi đi thẳng vào trong nhà, để ra lệnh khoá tay Khánh Trắng trong lúc y đang cơi trần, rồi cũng rút máy ảnh ra chụp trong khi đồng dodọi đọc lệnh bắt và khám nhà. Khánh bị bắt cùng ngày, cùng tháng, nhưng sau một năm ông bắt Năm Cam ở giai đoạn đầu".
Mời quý độc giả xem video:

Ầm ĩ ngày ‘ông trùm’ Khánh ‘trắng’ đền tội, đàn em theo tiễn độ

Ngày ông trùm Khánh trắng đền tội, thông tin bị lộ, đám "đàn em" chạy theo xe tù tiễn độ, rú còi xe ầm ĩ, lực lượng THA lo lắng.

Ngày Dương Văn Khánh (tức ông trùm Khánh “trắng”), một trùm giang hồ khét tiếng, tội ác chất chồng là nỗi ám ảnh của người lương thiện lẫn các băng nhóm tội phạm phải đền tội cũng đến. Rạng sáng ngày 13/10/1998, bản án tử hình Khánh ‘trắng’ được thực thi tại trường bắn Cầu Ngà. Thời điểm áp giải tử tù từ trại giam ra trường bắn, mặc dù có nhiều vòng chốt an toàn nhưng các lực lượng thi hành án (THA) tử hình vẫn phảng phất nhiều nỗi lo, dù ai cũng biết chuyện cướp tù khó hơn …lên trời. Đến bây giờ, Thượng tá Hồ Như Vọng còn tâm sự báo Người đưa tin: “Người nhà, đàn em của Khánh ‘trắng’ chạy theo xe phạm hàng dài không lo sao được…”
"Ông trùm" Khánh "trắng" nỗi ám ảnh của tiểu thương chợ Đồng Xuân những năm 90 của thế kỷ trước.
"Ông trùm" Khánh "trắng" nỗi ám ảnh của tiểu thương chợ Đồng Xuân những năm 90 của thế kỷ trước. 
Tử tù thư sinh, mối thâm thù với Dung Hà
Mặc dù nhiều năm trôi qua, nhưng nhắc đến Khánh trắng thì tiểu thương chợ Đồng Xuân vẫn lắc đầu, le lưỡi. Khánh “trắng” có vẻ ngoài nho nhã, thư sinh song lại được xem là một sát thủ máu lạnh đội lốt một ông đội trưởng bốc xếp. Với vẻ ngoài hào hoa lịch lãm và làm nhiều công tác từ thiện đều là để che mắt thiên hạ nhưng để tranh giành lãnh địa, Khánh “trắng” và Phúc Bồ (kẻ thù truyền kiếp mang mối thâm thù không đội trời chung) đã có nhiều trận huyết chiến. Chuyện chém, giết của hai nhóm tội phạm này xảy ra như cơm bữa, và chính Khánh cũng đã bị người của Dung Hà từ Hải Phòng lên tạt cho cả ca a-xít vào bộ mặt trắng trẻo thư sinh ấy.
Ngày đầu mới “nhập kho”, Dương Văn Khánh không hổ danh là một ông trùm thế giới ngầm. Khánh khá bình thản, ăn nói lễ phép. Hắn bình tĩnh được là do nghĩ mình bị bắt chỉ vì vụ cướp trên phố Kim Mã, còn những vụ án trước đã khép hồ sơ, không ai lục lại làm gì. Khánh "trắng" có một đặc điểm không bao giờ nhìn thẳng vào người đối diện mà thường nhìn xuống chân. Thỉnh thoảng hắn mới liếc trộm bằng ánh mắt sắc như dao đầy gian xảo. Lúc nào Khánh bực tức, cái sẹo - hậu quả của vụ tạt a-xít lại đỏ rực lên. Tuy nhiên, phải thừa nhận Khánh rất giỏi trong việc tiết chế cảm xúc.
Năm 1997, Khánh bị đưa ra xét xử với khung hình phạt cao nhất- tử hình. Theo bản án sơ thẩm và phúc thẩm thì Khánh "trắng" phạm 4 tội: giết người, cướp tài sản công dân, trốn thuế và che giấu tội phạm. Khánh phải nhận án tử hình và phải nộp cho Nhà nước gần 3,9 tỷ đồng. Lãnh án tử hình, Khánh được đưa vào buồng biệt giam tại trại giam T16 (Bình Đà). Trước đó, bằng thế lực của mình, Khánh cứ nghĩ vào trại giam cũng chỉ là “tạm nghỉ ngơi, dưỡng sức” rồi chẳng bao lâu lại được ra vẫy vùng trong lãnh địa hắn đã gây dựng bằng những trận thanh toán đẫm máu. Nhưng khi lãnh bản án tử hình, rồi đơn xin ân giảm cũng bị bác thì Khánh biết cái chết đã đến rất gần mà không có một phép mầu nào có thể cứu vãn nổi. Khuôn mặt của Khánh không còn che giấu nổi sự thất vọng, hắn lầm lì đối diện với bốn bức tường bê tông như cái bóng.
Phiên tòa xét xử Khánh "trắng".
Phiên tòa xét xử Khánh "trắng". 
Khánh lặng lẽ, đối diện với chính mình. Không còn bóng dáng của một tên giang hồ cộm cán, trùm giang hồ Khánh “trắng” bỗng trở nên hiền khô, nền nã rất có dáng thư sinh. Ông Vọng kể rằng, thời điểm ấy nhìn thấy Khánh, ít người có thể tưởng tượng được hắn là nỗi ám ảnh của nhiều tiểu thương buôn bán tại chợ Đồng Xuân, giới kinh doanh nhà nghỉ, quán bar, các nhóm tội phạm có tổ chức tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành từ Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh.
“Tôi không hiểu đến khi đối mặt với bản án tử hình, ngồi thúc thủ trong buồng biệt giam, hàng ngày nhìn qua lỗ khoá đếm thời gian trôi, mỗi sáng bình minh lại biết mình sống thêm một ngày thì Khánh nghĩ gì? Có lúc nào, trong hắn rằn vặt, hối hận về những tội ác mình đã gây ra khiến nhiều người vợ sớm phải vĩnh biệt chồng, con cái mất cha mẹ hay không? Chỉ biết rằng, những lúc sắp kết thúc đời người thì những hỉ nộ ái ố, những cảm xúc đan xen lẫn lộn trong con người Khánh. Ngày hắn lầm lỳ là vậy, nhưng đêm đến vẫn lầm rầm khấn nguyện cả người sống, người chết tha thứ. Sự thanh thản chờ ngày ra pháp trường của Khánh chỉ là vỏ bọc bên ngoài, chứ sâu thẳm hắn cũng rúng động khi biết mình sắp phải từ giã cuộc sống mà đã là con người ai cũng yêu quý”, ông Vọng kể lại.
Ngày cuối đời vẫn gây hồi hộp và lo lắng…
Trong câu chuyện kể lại với PV báo Người đưa tin, ông Vọng còn nhớ như in cái ngày 13/10/1998, ngày Khánh ‘trắng’ phải đền tội. Đêm ấy, nghe tiếng bước chân của cán bộ quản giáo đến gần buồng mình, rồi tiếng mở khoá lách cách, Khánh biết thời khắc phải ra đi. Mà cũng có thể, Khánh đã biết thông tin này trước đó (vì ngày tử hình Khánh đã bị lộ). Không ngạc nhiên khi cửa mở, cán bộ quản giáo gọi tên Khánh đi làm thủ tục. Khánh bình tĩnh đón nhận ngày hôm nay với vẻ mặt lạnh băng của trùm băng đảng xã hội đen khét tiếng một thời.
Rạng sáng, áp giải Khánh từ trại giam T16 ra trường bắn Cầu Ngà. Do lộ thông tin tử hình Khánh nên từ cổng trại giam những đoàn xe máy của người nhà, đàn em của Khánh đã ém quân chờ sẵn. Khi xe chở tử tù xuất hiện ngay lập tức cả đoàn xe máy bám theo. Đám “ong” bám theo xe chở phạm không thể cắt nổi. Mặc dù có đủ lực lượng cảnh giới đảm bảo an toàn bằng ba vòng chốt chặn, nhưng nghe thông tin có “khách không mời” đến đưa tiễn, công việc ngoài trường bắn ông Vọng và đồng đội đã chuẩn bị xong mà vẫn thấy lòng như lửa đốt. Những người giữ trọng trách THA Khánh “trắng” đều phập phồng nỗi lo…cướp tù, dẫu biết điều đó là khó hơn lên trời!
Tháng 10, sương mù dày đặc, những ánh đèn xe máy loang loáng bám theo xe chuyên dụng chở tử tù Khánh “trắng”. Mùa đông nên gần 5 giờ sáng, giáp mặt người không thể nhìn rõ. Đoàn xe máy gầm rú, xé toang đêm yên tĩnh của một vùng quê. Có lẽ chúng muốn gầm lên như thế để Khánh biết có “đàn em” trung thành đang đưa tiễn, và dường như để Khánh biết con đường đến ngày cuối cùng của hắn không đơn độc?!
Không thể để sự lộn xộn diễn ra trong thời điểm THA tử hình một tử tù nguy hiểm, lực lượng công an đã “hốt” trọn đám “ong” đó lên xe tải, về tạm giữ tại công an huyện Từ Liêm (ngày ấy giờ đã thành quận của Hà Nội), với lý do gây rối trật tự nơi công cộng. Về đây, dám “ong” này được hỏi qua loa, trong khi đó, Khánh "trắng" được “độc hành” trên đường ra trường bắn Cầu Ngà.
Khánh "trắng" bình tĩnh trong phiên tòa xét xử y và đồng phạm.
Khánh "trắng" bình tĩnh trong phiên tòa xét xử y và đồng phạm. 

Sự thật về Khánh trắng lầm rầm cầu nguyện trước giờ đền tội

Khánh “trắng” lạnh lùng liếc chiếc quan tài màu đỏ dưới trường bắn. Tỏ ra khá bình tĩnh nhưng thực chất gã đang khiếp sợ đến cùng cực.

Ông trùm hào hoa