Tiết lộ công cụ NASA cài trên ISS đo năng lượng Mặt trời

(Kiến Thức) - NASA đã cung cấp một công cụ mới trên tàu vũ trụ quốc tế (ISS) với tên gọi Total and Spectral Solar Irradiance Sensor (TSIS-1), để có thể theo dõi các phép đo năng lượng Mặt trời.

NASA cho biết, thiết bị Total and Spectral Solar Irradiance Sensor (TSIS-1), đã hoạt động tích hợp hoàn toàn với tất cả các dụng cụ thu thập dữ liệu khoa học kể từ tháng 3/2018.
"Công cụ TSIS-1 mở rộng một bản ghi dữ liệu dài giúp chúng ta hiểu được ảnh hưởng của mặt trời đối với bức xạ của trái đất, tầng ôzôn, lưu thông khí quyển và các hệ sinh thái, và những ảnh hưởng của biến đổi năng lượng mặt trời đối với hệ mặt trời và sự thay đổi khí hậu", Dong Wu, nhà khoa học dự án TSIS-1 tại Trung tâm Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland nói.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Dụng cụ TSIS-1 sẽ nghiên cứu tổng lượng năng lượng ánh sáng phát ra từ mặt trời bằng cách sử dụng Màn hình Total Irradiance, một trong hai bộ cảm biến trên tàu.
Dữ liệu được cung cấp bởi công cụ này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được nguồn cung cấp năng lượng chính của trái đất, đồng thời cung cấp thông tin để giúp cải tiến các mô hình mô phỏng khí hậu của hành tinh.

Mời quý vị xem video: Cuộc sống trên trạm vũ trụ ISS
Cảm biến thứ hai trên tàu, được gọi là Spectral Irradiance Monitor, đo lường năng lượng của Mặt trời phân bố như thế nào trong vùng ánh sáng cực tím, vùng hồng ngoại của ánh sáng.
Chẳng hạn, các phép đo bức xạ cực tím của tia cực tím rất quan trọng để hiểu được tầng ozone bảo vệ Trái đất khỏi các nhân tố độc hại như thế nào. Peter Pilewskie, nhà khoa học hàng đầu của TSIS-1 thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Khí quyển và Vũ trụ của Đại học Colorado, nói: "Tất cả các hệ thống đều hoạt động trong phạm vi dự kiến của chúng tôi”.

Cảnh trong trạm không gian quốc tế ISS qua ảnh panorama

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phát hành một bức ảnh panorama tương tác cho thấy bên trong nội thất của ISS.

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phát hành một bức ảnh panorama tương tác cho phép chúng ta có thể tham quan bên trong nội thất của trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS. Trong đó, chúng ta có thể phóng to, thu nhỏ, nhìn lên, xuống, quay 360 độ như đang đứng bên trong ISS vậy. Bức ảnh được cung cấp theo đường dẫn tại đây (ESA), các bạn click vào, chờ tải xong là đã có thể tham quan rồi nhé.

Đây cảnh quan bên trong phòng thí nghiệm Columbuas, một trong những mô đun quan trọng và có đóng góp lớn nhất trong công tác nghiên cứu của ISS. Mô đun này được mang lên ISS vào năm 2008 bởi tàu con thoi Atlantis và trở thành mô đun vĩnh viễn tại đó. 

Để có được sản phẩm lần này, phi hành gia Samantha Cristoforetti đã chụp lại khoảng không gian 75 mét khối trong mô đun Columbus với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Khoảng 15 bức ảnh mắt cá đã được chụp, sau đó ghép lại với nhau thành bức panorama hoàn thiện.

Canh trong tram khong gian quoc te ISS qua anh panorama
 
ISS từ lâu đã được xem như tiền đồn xa nhất của nhân loại, đại diện cho khát vọng khám phá và hiểu biết. Tuy vậy, trước giờ chỉ một số ít người mới có đặc quyền nhìn thấy chi tiết quan cảnh bên trong của nó. 

Do đó, ESA quyết định công bố hình ảnh nội thất bên trong của ISS và sắp tới sẽ còn nhiều mô đun khác được công bố, thông tin cũng được cung cấp nhiều hơn để tất cả mọi cư dân trên Trái đất đều có dịp tham quan. Mặc dù với màn hình máy tính, chúng ta không thể cảm nhận được tình trạng lơ lửng không trọng lực, nhưng ESA hy vọng rằng các bức ảnh chẳng những cho một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống của các phi hành gia trên ISS, đặc biệt là sự chật chội, đầy trang thiết bị công nghệ cao trên đây.

Hy vọng rằng sau này ESA và NASA sẽ tiếp tục thực hiện ý tưởng này, giúp chúng ta có thể hiểu được phần nào cuộc sống nghiên cứu của các phi hành gia trên vũ trụ. 

Đây chỉ mới là bức ảnh tĩnh, có thể trong tương lai khi mà công nghệ VR và các công nghệ khác đã phát triển mạnh, họ sẽ cho chúng ta những hình ảnh toàn cảnh, theo thời gian thực và tương tác được trên ISS thì sao? Thật đáng để mong chờ.

Hình ảnh tác hại đáng sợ từ lỗ hổng lớn trên Mặt trời

(Kiến Thức) - Một lỗ hổng "lớn" trên bề mặt Mặt trời phát ra một cơn gió mặt trời mạnh mẽ. Các nhà khoa học cho biết nó có thể làm tăng vùng ánh sáng phía Bắc ở một số khu vực của Mỹ và làm gián đoạn một ít thiết bị vệ tinh.

Lỗ thủng trên Mặt trời được nhìn thấy trong hình ảnh chụp vào ngày 10/4/ 2018, bởi Đài thiên văn Năng lượng Mặt trời của NASA.
Dữ liệu từ Đài thiên văn Năng lượng Mặt trời của NASA cho thấy một vùng rộng lớn nơi từ trường của mặt trời mở ra, tạo ra một khoảng cách trong không khí bên ngoài của mặt trời, được gọi là corona. Vùng này, hay còn gọi là lỗ thủng, cho phép các hạt có điện tích thoát ra và chảy về phía Trái đất trong môi trường gió mặt trời gia tăng mạnh mẽ.