Thụy Điển thử nghiệm thành công máy bay cảnh báo sớm toàn cầu

(Kiến Thức) - Vượt ra ngoài khuôn khổ của một máy bay cảnh báo sớm thông thường, chiếc máy bay cảnh báo sớm hiện đại bậc nhất thế giới mang tên GlobalEye (AEW&C) đã được Saab thử nghiệm thành công hôm 14/3 vừa qua.

Chiếc máy bay cảnh báo sớm này được chế tạo bởi Saad - Tập đoàn quốc phòng của Thụy Điển. Chuyến bay đầu tiên của nó được thực hiện vào ngày hôm 14/3 vừa qua.
Cụ thể, vào lúc 12:52 phút (giờ địa phương) ngày 14/3/2018, từ sân bay thử nghiệm của Saab tại Linkoping, Thụy Điển. Máy bay cảnh báo sớm toàn cầu được cải biên từ chiếc máy bay phản lực cá nhân loại Bombardier Global 6000.
Chuyến bay kéo dài liên tục trong 1 giờ 46 phút và đã thu thập được rất nhiều thông tin về các máy bay trong khu vực nó bay thử nghiệm dựa vào những thiết bị đưuọc trang bị sẵn có trên chiếc phi cơ này.
Thậm chí, những dữ liệu này còn có độ chi tiết rất cao, thích hợp cho việc phân tích và đánh giá tình hình giao thông đường không trong khu vực.
GlobalEye trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình. Ảnh: Defence.
GlobalEye trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình. Ảnh: Defence.
Chuyến bay thử nghiệm này cũng bao gồm cả quá trình thử nghiệm di chuyển dưới mặt đất ở vận tốc cao và vận tốc thấp, tất cả các bài thử nghiệm bước đầu đều được chiếc máy bay cảnh báo sớm GlobalEye này vượt qua một cách dễ dàng.
Lần thử nghiệm lần này diễn ra chỉ sau ba tuần kể từ khi Saab công bố những hình ảnh đầu tiên của chiếc GlobalEye cho giới truyền thông vào ngày 23/2 vừa rồi. Theo công bố của tập đoàn quốc phòng tới từ Thụy Điển này, GlobalEye thích hợp với các nhiệm vụ trên không, trên biển và tuần tra trên mặt đất.
So với các máy bay cảnh báo sớm phổ biến hiện tại, GlobalEye được trang bị hệ thống radar với tầm hoạt động rộng hơn và khỏe hơn gấp nhiều lần mang tên Erieye ER. Toàn bộ cơ cấu hoạt động sẽ được xây dựng trên chiếc phi cơ phản lực cá nhân tầm xa loại Global 6000 - vốn được biết tới vì độ tin cậy và khả năng hoạt động liên tục thời gian dài.
GlobalEye là dự án máy bay cảnh báo sớm trên không hiện đại được Không quân Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất (UAE) đặt hàng Saab từ năm 2015. Dự kiến, trong năm 2019 này những chiếc máy bay GlobalEye đầu tiên sẽ được hoàn thành và chuyển tới tay của khách hàng.
Mời độc giả xem Video: Quảng cáo khả năng hoạt động và tầm bay siêu cao của phi cơ cảnh báo sớm GlobalEye.

Tiết lộ gây "sốc" máy bay cảnh báo sớm mạnh nhất TQ

(Kiến Thức) - Anten mạng pha đặt trên lưng máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Trung Quốc hóa ra không đạt tầm quét 360 độ.

Tiet lo gay "soc" may bay canh bao som manh nhat TQ
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 được Không quân Trung Quốc thiết kế từ những năm 2000 và bắt đầu chuyến bay thử đầu tiên vào năm 2003. Tính đến nay, đã có tổng cộng 5 chiếc KJ-2000 được sản xuất và đang được sử dụng bởi Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airpower. 

Tiet lo gay "soc" may bay canh bao som manh nhat TQ-Hinh-2
 KJ-2000 sử dụng thiết kế của chiếc máy bay vận tải chiến lược Il-76, gần như toàn bộ khung thân, hệ thống điều khiển của Il-76 vẫn được giữ nguyên trên chiếc KJ-2000. Điểm khác biệt lớn nhất chính là hệ thống radar, ăngten trên chiếc KJ-2000 giúp dễ dàng nhận ra nó là một chiếc máy bay được xếp vào hàng "Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên (AWACS)". Nguồn ảnh: Airliners.

Tiet lo gay "soc" may bay canh bao som manh nhat TQ-Hinh-3
 KJ-2000 sử dụng hệ thống rada quyét mảng chủ động AESA. Hệ thống này được phía Trung Quốc tự nghiên cứu sản xuất và hoàn thành vào năm 1998 sau đó ngay lập tức được áp dụng trên chiếc KJ-2000. Hệ thống quét mảng chủ động này có khả năng bao quát 360 độ xung quanh máy bay. Nguồn ảnh: ChineseMilitary.


Tiet lo gay "soc" may bay canh bao som manh nhat TQ-Hinh-4
 Mặc dù vậy, giới quân sự thế giới nghi ngờ hệ thống quét rada điện tử của KJ-2000 thực chất không có tầm phủ 360 độ như trên các máy bay cảnh báo sớm của Mỹ. Theo một số nguồn tin, hệ thống này cũng được đặt cố định chứ không có khả năng "xoay tròn" để phủ đủ 360 độ. Các kỹ sư Trung Quốc đã phải lắp đặt trên mỗi chiếc KJ-2000 3 bộ quét rada quét mảng chủ động cố định để có được độ phủ kín 360 độ quanh máy bay. Nguồn ảnh: Sina.

Trung Quốc tham vọng chế tạo máy bay cảnh báo sớm trên hạm

(Kiến Thức) - Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang bắt tay chế tạo máy bay cảnh báo sớm trên hạm KJ-600 nhằm trang bị cho tàu sân bay thứ 3 để cạnh tranh với Mỹ.

Theo tờ SCMP cho biết, máy bay cảnh báo sớm trên hạm mới sẽ được trang bị cho tàu sân bay thứ 3 đang được Trung Quốc đóng mới. Máy bay này được trang bị radar có thể phát hiện chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận máy bay mới được gọi là KJ-600.

Thông báo này được đưa ra sau khi Mỹ triển khai tiêm kích tàng hình F-35 đến Nhật Bản. Các nhà quan sát quân sự Trung Quốc cho biết KJ-600 sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử (AESA) tiên tiến. Radar này có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ.