Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 ảnh hưởng đến Hàn Quốc ra sao?

(Kiến Thức) - Ngoài Mỹ và Triều Tiên thì có lẽ Hàn Quốc là quốc gia quan tâm nhất đến kết quả của cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 được tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam) vào ngày 27-28/2 tới.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra vào cuối tháng 2/2018 giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang là sự kiện quan trọng nhất thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, đặc biệt là Hàn Quốc.
Ngày 19/2, Tổ chức báo chí Hàn Quốc (KPF) ở thủ đô Seoul có kế hoạch lập một trung tâm báo chí tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt-Xô cho giới phóng viên Hàn Quốc tác nghiệp về Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội.
Thuong dinh My-Trieu lan 2 anh huong den Han Quoc ra sao?
Từ trái sang phải: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: CNN. 
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang khẳng định cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới rất quan trọng với người dân Hàn Quốc và ông tin tưởng hội nghị sẽ thành công tốt đẹp.
“Chúng tôi rất muốn họ hiểu rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 này có tầm quan trọng rất lớn đối với người dân hai miền Triều Tiên và sẽ định đoạt tương lai đất nước chúng tôi", Đài truyền hình Fox 11 dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang hôm 15/2.
Chủ tịch Moon Hee-sang cũng khẳng định mục tiêu và khát vọng sau cùng của người dân Hàn Quốc chính là bán đảo Triều Tiên được thống nhất, mang lại hoà bình lâu dài trong khu vực. 
"Mỹ và Hàn Quốc nên phối hợp để bình thường hóa quan hệ với Triều Tiên. Điều này sẽ có lợi cho các quốc gia có liên quan", ông Moon Hee-sang nói.
Có thể thấy, bế tắc trong đàm phán phi hạt nhân hóa dường như ảnh hưởng tới quan hệ liên Triều khi Hàn Quốc bị "kẹt" giữa Mỹ và Triều Tiên. Giới chuyên gia nhận định, cuộc gặp Trump-Kim tại Hà Nội có thể sẽ tạo động lực rất cần thiết cho các hoạt động trao đổi liên Triều vốn đã bị đình trệ trong nhiều tháng.
"Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ chủ yếu tập trung vào các bước phi hạt nhân hóa cụ thể mà Triều Tiên có thể thực hiện để đổi lại các biện pháp tương ứng của Mỹ. Một lộ trình liên quan dự kiến sẽ được đưa ra tại cuộc gặp lịch sử này", Giáo sư Lim Eul-chul, thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam, bình luận.
Vị chuyên gia này cũng dự đoán rằng sau hội nghị, hai miền Triều Tiên sẽ tăng cường trao đổi hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có các dự án kinh tế.

Mời độc giả xem thêm video về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore (Nguồn: CNN)

Được biết, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump vài ngày trước khi Thượng đỉnh Mỹ-Triều chính thức diễn ra. Theo New York Times ngày 19/2, Tổng thống Moon Jae-in đã hối thúc nhà lãnh đạo Mỹ đề xuất tới việc nối lại các dự án kinh tế liên Triều tại cuộc gặp sắp tới.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Hàn cũng đã thảo luận những phương thức cụ thể để hợp tác mang lại thành công cho Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ đạt được tiến triển lớn, đồng thời khẳng định Mỹ và Hàn Quốc đang đi đúng hướng trong việc buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 19/2, Tổng thống Trump cho biết ông muốn Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, song ông không quá nóng vội cũng như không đưa ra thời hạn thúc ép Triều Tiên hoàn tất quá trình giải trừ hạt nhân. 

Hãi hùng cuộc sống ở thành phố “Venice của Trung Đông” một thời

(Kiến Thức) - Với nhiều tòa nhà cổ kính và kênh đào tuyệt đẹp, thành phố Basra của Iraq từng được mệnh danh là "Venice của Phương Đông". Tuy nhiên, thành phố này hiện đang đối diện tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi
 Theo Al Jazeera, thành phố Basra của Iraq từng được mệnh danh là "Venice của Phương Đông". Tuy nhiên, thành phố phía nam Iraq này đang đối diện với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, khi những dòng sông trong thành phố biến thành bãi rác ngoài trời. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-2
 Theo Choukri al-Hassan, một chuyên gia nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước và không khí tại Đại học Basra, cho biết trong những tháng gần đây, khoảng 118 nghìn người đã phải nhập viện do mắc những bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm như sốt cao, nôn mửa và tiêu chảy,...

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-3
 “Nguồn nước ở Basra bị ô nhiễm nặng đến mức bạn không thể rửa mặt. Cua, cá chết. Hệ sinh thái đang thay đổi, đó là một thảm họa”, chuyên gia al-Hassan cho hay. Ảnh chụp tại sông Al-Ashar ở Basra.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-4
Được biết, cuộc khủng hoảng nước cũng ảnh hưởng tới các khu vực khác ở Iraq, trong đó có vùng đầm lầy Mesopotamian, phía bắc Basra. 

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-5
“Nhiều khi người dân không muốn đi khám bác sĩ. Họ sợ rằng có thể phát hiện ra bệnh ung thư”, Ali Kassem, nhà hoạt động 27 tuổi cho biết. Ảnh: Một người đàn ông ngồi trên ghế tại quảng trường Abdel Karim, khu vực từng diễn ra cuộc biểu tình chống khủng hoảng nước, tham nhũng và tình trạng thất nghiệp hồi năm 2018. 

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-6
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng ở Basra tiếp tục khiến nhiều thanh niên và các nhà hoạt động môi trường phải xuống đường biểu tình do tình trạng thiếu nước và chính phủ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng. 

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-7
 Cá được bán hàng ngày tại một khu chợ ở thành phố Basra.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-8
 Một trong những con kênh của sông Shatt al-Arab trong thành phố Basra.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-9
 Hussein sống cùng với gia đình ở Ahwar. Được biết, nhiều người dân địa phương đã buộc phải rời khỏi khu vực này do điều kiện sống khắc nghiệt.

Hai hung cuoc song o thanh pho “Venice cua Trung Dong” mot thoi-Hinh-10
Con trai và cháu gái của Hussein ngồi trên thuyền. Họ là những người may mắn vẫn được đến trường trong khi những người đứa trẻ khác đã phải nghỉ học. 

Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Cơ hội vàng chấm dứt chiến tranh Triều Tiên?

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 được kỳ vọng sẽ đưa Hiệp định đình chiến dài nhất trong lịch sử trở thành Hiệp ước Hòa bình.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được kỳ vọng sẽ giúp phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và đưa thỏa thuận ngừng bắn dài nhất trong lịch sử trở thành Hiệp ước Hòa bình.
Thuong dinh My-Trieu 2: Co hoi vang cham dut chien tranh Trieu Tien?
Tổng thống Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore, tháng 6.2018. Ảnh: New York Times. 
Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, vì cuộc chiến 1950-1953 mới kết thúc bằng một Hiệp định đình chiến, chứ chưa phải một Hiệp ước Hòa bình. Thông báo của đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun tuần trước rằng Tổng thống Trump sẵn sàng “chấm dứt chiến tranh”, làm dấy lên đồn đoán về việc cuộc chiến tranh Triều Tiên gần đến lúc kết thúc, trong bối cảnh hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều sẽ gặp nhau tại Việt Nam vào cuối tháng 2/2019. Tuy vậy, theo giới quan sát, để tiến tới Hiệp ước Hòa bình thì các bên cần phải vượt qua nhiều thách thức, bắt đầu từ những bước đi nhỏ và tiến hành thêm nhiều cuộc đàm phán mở rộng hơn nữa.