Thực hư chuyện tử thi “động đậy” trong quan tài lúc chôn cất

(Kiến Thức) - Đoạn video ghi lại một buổi mai táng tại thành phố Manado (Indonesia) khiến nhiều người không khỏi sốc khi thấy dường như có một bàn tay di chuyển bên trong quan tài đặt dưới huyệt.

Theo The Sun, đoạn video nói trên được quay trong một buổi mai táng tại thành phố Manado ngày 5/5, làm dấy lên lo ngại rằng nạn nhân có thể đã bị chôn sống.
Trong đoạn video có thể thấy, các thành viên trong gia đình đau buồn đứng xung quanh huyệt trong khi linh mục đọc lời cầu nguyện.
Tuy nhiên, khi ống kính phóng to về phía quan tài, dường như có một bàn tay lờ mờ di chuyển phía dưới tấm kính của quan tài.

Mời độc giả xem video: Dường như có một bàn tay lờ mờ di chuyển phía dưới tấm kính của quan tài lúc mai táng người quá cố ở Indonesia (Nguồn video: Youtube)

Đoạn video này được đăng tải trên mạng đã khiến nhiều người dân ở Indonesia không khỏi sốc và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Một người dùng mạng viết: "Tử thi vẫy tay, có lẽ người này vẫn còn sống và đang cố tìm cách thoát ra ngoài". "Có lẽ đó chỉ là một con chuột", một người khác nêu ý kiến.
Trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng người chết vẫn có thể cử động có khả năng là do hiện tượng co cứng tử thi.
Một nghiên cứu đăng trên tờ Medical News Today vào năm 2019 cho thấy tử thi có thể động đậy sau khi chết.
Các nhà khoa học, nghiên cứu về quá trình phân hủy tử thi, đến từ Đại học Trung tâm Queensland ở Rockhampton (Australia) nói rằng tử thi vẫn có thể thay đổi tư thế dù không có bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Khám phá này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành khoa học pháp y.

Biên giới Trung - Ấn “nóng” trở lại, vì sao?

(Kiến Thức) - Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bất ngờ "tăng nhiệt" những ngày qua sau vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tại khu vực gần Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?
 Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Các binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc (trái) tại khu vực biên giới. Ảnh: HT. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-2
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và ẩu đả khiến nhiều người bị thương. “4 lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ của cả hai bên”, Hindustan Times dẫn một nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho hay. Ảnh: Sputnik.   

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-3
 Quân đội Ấn Độ ra thông cáo cho biết vụ đụng độ xảy ra giữa lực lượng biên phòng hai bên vì tranh chấp biên giới chưa được giải quyết. Tờ Hindustan Times đưa tin, cuộc xung đột sau đó được giải quyết ở cấp địa phương. Ảnh: TA.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-4
 Trên thực tế, căng thẳng ở vùng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc vẫn âm ỉ lâu nay, kể từ cuộc chiến tranh năm 1962. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ngày 9/5 vừa qua là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm. Ảnh: Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới. Ảnh: NN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-5
 Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Cao nguyên Doklam, sau khi Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới để xây dựng một con đường vào nơi có tranh chấp chủ quyền với Bhutan - đồng minh thân cận của Ấn Độ - vào tháng 6/2017. Ảnh: BBC. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-6
Đến ngày 15/8/2017, các nguồn tin Ấn Độ cho biết, đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở phía tây dãy Himalaya, khi binh sĩ Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn một nhóm lính Trung Quốc cầm theo gậy sắt và đá, đi vào khu vực Ladakh, gần hồ Pangong của Ấn Độ. Ảnh cắt từ clip. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-7
 Cuộc xô xát khi đó đã khiến binh sĩ cả hai bên bị thương nhẹ. Ảnh: Binh sĩ Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Economic Times.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-8
 Trung Quốc và Ấn Độ sau đó liên tục cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau và đưa ra những tuyên bố cứng rắn buộc nước kia phải rút quân vô điều kiện để giải quyết tình trạng đối đầu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ nói chuyện với binh sĩ Trung Quốc tại đèo Nathu La ở biên giới giữa hai nước. Ảnh: Reuters.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-9
 Căng thẳng giữa hai nước "hạ nhiệt" vào cuối tháng 8/2017 sau khi hai bên đồng ý rút binh sĩ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: TTXVN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-10
Tuy nhiên, sau sự kiện đối đầu ở khu vực biên giới Doklam kết thúc hồi tháng 8/2017, đầu năm 2018 có tin hai nước Trung-Ấn lại xảy ra xung đột ngắn ở bang Arunachal Pradesh. Ảnh: Khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh: btvin.com. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-11
 Tháng 9/2019, Sputnik đưa tin, Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ "đối đầu" tại bờ bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh nhưng sau đó hai bên đã rời đi sau đối thoại. “Có một vụ đối đầu giữa quân đội hai bên nhưng kết thúc sau đối thoại cấp phái đoàn”, theo thông cáo của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-12
 Thông cáo của Quân đội Ấn Độ nói thêm rằng các sự cố như vậy xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước. Ảnh: AP.

Bức xúc đầu bếp nhổ nước bọt vào đồ ăn của thực khách

(Kiến Thức) - Một thực khách ở Trung Quốc vô cùng giận dữ sau khi phát hiện đầu bếp nhà hàng nhổ nước bọt vào đồ ăn của anh trong lúc chế biến.

Theo Daily Mail, sự việc xảy ra tại nhà hàng Sufuji ở Tây An (Trung Quốc) vào khoảng 14 giờ ngày 10/5. Zheng, thực khách tại nhà hàng này, đã vô cùng tức giận khi phát hiện Wang - đầu bếp nhà hàng nhổ nước bọt vào đồ ăn trong lúc chế biến.

Mời độc giả xem video: Đầu bếp tại một nhà hàng ở Trung Quốc nhổ nước bọt vào đồ ăn của thực khách (Nguồn video: Daily Mail)

Zheng cho biết anh đã gọi món hầm cho con trai và yêu cầu nhà bếp chế biến lại vì hương vị không ngon. Sau khi món ăn được mang ra lần thứ hai, Zheng phát hiện đầu mẩu thuốc lá trong đó. Một người phục vụ lúc đó giải thích rằng mẩu thuốc "vô tình" bị bỏ lại trong món ăn.