Thuận Kiều Plaza sắp có chủ mới?

Sau gần 20 năm, hơn 600 căn hộ bỏ hoang do không có người ở, dự án TTTM Thuận Kiều Plaza liệu có được “thoát xác” bởi một đại gia địa ốc?

Thất bại do phong thủy xấu?
Nhiều nhà đầu tư lĩnh vực BĐS cho rằng khu đất gần 10.000m2 của TTTM Thuận Kiều Plaza tại trung tâm quận 5 là niềm mơ ước của không biết bao nhiêu người. Theo đó, vị trí xây dựng dự án này đã được đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông khá đồng bộ và rộng lớn, giúp kết nối thuận lợi với các tỉnh miền Tây. Đặc biệt, đây là là khu vực thương mại sầm uất bậc nhất của Tp.HCM từ trước đến này thuộc về cộng đồng người Hoa.
Theo đó, năm 1994 Công ty TNHH MTV Xây dựng thương mại Sài Gòn 5 (trực thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV) và Kings Harmony Int MTV của HongKong liên doanh xây dựng cao ốc thương mại trên khu đất có diện tích 9.971m², với tổng vốn đầu tư hơn 55 triệu USD.
Công trình gồm 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình tiện ích khác như hồ bơi, khu giải trí, nhà xe… Năm 1998 công trình này hoàn thành, nhưng không đưa vào khai thác sử dụng từ đó đến nay.
Thuan Kieu Plaza sap co chu moi?
 
Nguyên nhân của cảnh hoang vắng này, theo một chuyên gia đều bắt nguồn từ việc chủ đầu tư đã xây dựng dự án hoành tráng này mà bỏ qua yếu tố phong thủy. Đây là một vấn đề khá hệ trọng đối với bất kỳ một người Á Đông nào khi mua nhà ở.
Giả thuyết đầu tiên, nhiều người bảo rằng nếu nhìn từ xa với khoảng cách khoảng 500m, tòa nhà này trông không khác gì một con thuyền với 3 ống khói vươn thẳng lên nền trời, trong khi lòng con thuyền không cân xứng với chiều cao này. Do vậy, chiếc thuyền này dễ bị chìm đắm trong những cơn “bão gió” sau khi đưa vào hoạt động.
Một giả thuyết thứ hai, theo một vị kiến trúc sư tại Tp.HCM trao đổi với phóng viên chiều ngày 13/8, nhìn tổng thể, công trình này được thiết kế trông y như một bát hương với 3 cây nhang, một yếu tố trong mỗi gia đình người Việt hay châu Á đều có trong việc thờ cúng.
Bỏ qua yếu tố trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, cho chúng tôi biết rằng các nhà đầu tư đã “bê” nguyên mẫu mô hình nhà ở của HongKong sang đặt tại đây. Trong khi đó, chúng ta thừa biết rằng phong cách thiết kế này lại hoàn toàn không phù hợp với người Việt Nam.
Theo đó, công trình khi đó được xây dựng theo thiết kế xà cột chứ không như hiện nay, do vậy căn hộ nào cũng có một xà ngang chạy ngang nhà mà lại nằm ngay phòng ngủ. Kèm với trần nhà khá thấp, không thoáng khí. Do đó, nhiều người cho rằng chính cây xà này đã “đè” nặng lên cuộc sống, sinh mạng của mình nên không ai dám ở.
“HongKong là nơi đất chật người đông nên kiểu thiết kế này rất phù hợp, nhưng tại Việt Nam thì ngược lại. Người Việt chúng ta phóng khoán nên muốn sống trong một ngôi nhà vuông vứt, thoáng mát chứ không ngột ngạt như thế.”, ông Châu nói.
Một nhà đầu tư khác cũng cho rằng ban đầu chủ ý của người làm nên dự án này với mong muốn bán căn hộ cho cộng đồng người Hoa, nhưng kết quả không như mong muốn nên dự án bị bỏ hoang từ đó đến nay.
Vạn Thịnh Phát mua lại để làm gì?
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, toàn bộ dự án này đã được một doanh nghiệp BĐS lớn của Việt Nam mua lại, đó là Công ty địa ốc Vạn Thịnh Phát. Hiện nay, hai bên đang tiếp tục những thủ tục cần thiết để chuyển nhượng lại dự án. Tuy nhiên, vị này còn cho biết thêm rằng quá trình này sẽ không diễn ra nhanh được và phải mất ít nhất 2 năm nữa mới hoàn tất, mặc dù giá cả của thương vụ này đã được thống nhất.
Trên thị trường, Vạn Thịnh Phát được xem tập đoàn bất động sản tư nhân lớn tại Việt Nam của bà chủ Trương Mỹ Lan. Bà Trương Mỹ Lan nổi lên từ 2011 khi 3 ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa tiến hành hợp nhất với nhau, năm 2013 bà Lan càng nổi như cồn khi Vạn Thịnh Phát được cho là có liên quan tới thương vụ mua lại Vincom Centre A trị giá tới 470 triệu USD...Đến 2014, khối tài sản của bà Trương Mỹ Lan được cho là lên tới 6.700 tỷ đồng. Vạn Thịnh Phát thì sở hữu hàng loạt dự án BĐS lớn khác như như Sherwood Residence, trung tâm dịch vụ văn phòng Vạn Thịnh Phát, Khách sạn Windsor – An Đông Plaza, dự án Saigon Peninsula…
Liên quan tới Thuận Kiều Plaza, khi được hỏi rằng chính quyền địa phương có sự hỗ trợ nào cho chủ đầu tư nhằm tháo gỡ những khó khăn để dự án này sớm thoát khỏi cảnh hoang tàn, vị này cho rằng dự án Trung tâm thương mại Thuận Kiều Plaza là của các chủ đầu tư tư nhân, do đó chuyện làm ăn thắng hay thua là họ phải chấp nhận. Dự án bị bỏ hoang nhiều năm thì tự thân doanh nghiệp phải tự biết cách cứu mình.
“Trong bối cảnh thị trường Việt Nam đang phục hồi tốt như hiện nay, quá trình mua bán – sáp nhập các dự án trùm mền để “hóa kiếp” nó là một xu thế không tránh khỏi. Dự án TTTM này nằm ở một vị trí khá tốt nên được mua lại để tái hoạt động kinh doanh cũng nằm trong dòng chảy này”, ông Châu nói.
Dự án này sẽ làm như thế nào để không lao vào “vết xe đổ” hàng chục năm qua, một số ý kiến cho rằng khu đất “vàng” này rất thích hợp để phát triển dự án Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp. Bởi vì, ngay quận 5 hiện nay các dự án loại này không có, lại tọa lạ ở một địa điểm giao thông khá thuận tiện, hạ tầng tiện ích rất nhiều như gần 5 bệnh viện lớn, trường học quốc tế... Vạn Thịnh Phát chắc chắn sẽ đi theo hướng này.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh thiết kế TTTM Thuận Kiều Plaza hiện hữu là khả năng khó xảy ra nhất, thay vào đó công trình này có thể sẽ bị đập bỏ phần 3 tòa tháp chung cư, giữ lại phần chân tháp để thay đổi toàn bộ phần trên, hợp với phong thủy hơn.
Đại diện của một quỹ đầu tư Hoa Kỳ tại Tp.HCM, cho biết thêm trong hơn 2 năm qua quỹ này cũng đã “nhòm ngó” mảnh đất lớn này, nhưng do có quá nhiều vấn đề về thủ tục pháp lý và giá chuyển nhượng nên đành “bỏ cuộc”. Ngoài ra, nếu mua lại dự án này thì nhà đầu tư mới buộc phải đập bỏ để xây mới bởi vì hệ thống bên trong nhiều năm không sử dụng đã xuống cấp rất nghiêm trọng, công nghệ lạc hậu. Quỹ này khẳng định rằng nói là mua lại dự án nhưng thực ra cũng chỉ là mua lại đất!

Tài sản kếch xù của Lý Nhã Kỳ gồm những gì?

Khối tài sản kếch xù của Lý Nhã Kỳ bao gồm biệt thự, căn hộ cao cấp, cửa hiệu kim cương... không ít lần khiến công chúng choáng ngợp.

Tai san kech xu cua Ly Nha Ky gom nhung gi
Lý Nhã Kỳ sở hữu một showroom kinh doanh chuỗi các mặt hàng thời trang cao cấp nằm ở khu vực trung tâm TP.HCM 


Tai san kech xu cua Ly Nha Ky gom nhung gi-Hinh-2
Cửa hàng có hơn 20 thương hiệu thời trang đẳng cấp nhất như Georges Hobeika, Alexis Mabille, Richard Nicoll, Jaonathan Saunders, Alberta Ferretti..

Rợn người những lời đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza

Nhiều năm qua, những câu chuyện đồn thổi kinh dị về Thuận Kiều Plaza cứ chồng chất theo thời gian vậy đâu là sự thật của những lời đồn thổi.

Lời đồn kinh dị
Chúng tôi nghe được nhiều đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza (Q5, TPHCM). Kỳ bí nhất trong số này là hồi ức của một nhân viên văn phòng tên T. làm việc cho công ty Hàn Quốc thuê trụ sở tại tầng 30. Khoảng năm 2009 - 2010, lần đầu tiên T. gặp chuyện lạ là vào một buổi tối, công ty xảy ra sự cố và T. phải ở lại giải quyết tới 20 giờ. Sau khi định tắt máy ra về thì T. bỗng nghe tiếng nước chảy tại phòng bên cạnh. Cứ nghĩ là có người còn ở lại, T. cất tiếng hỏi.
Ron nguoi nhung loi don kinh di ve Thuan Kieu Plaza
 Bên trong Thuận Kiều Plaza vắng lặng.
Không nghe trả lời, trong khi nước vẫn chảy rào rào. T. thận trọng tiến về phía bếp và bật công tắc đèn, không có ai trong đó. Rảo mắt về phía phòng tắm, cửa đóng im lìm, đèn sáng. T. nghe tiếng nước chảy nên từ từ tiến lại hỏi tiếp thì có tiếng “ừ” khe khẽ. T. nghĩ trong đầu “thì ra là bà Yến đang tắm” thì nhận được điện thoại của người đồng nghiệp khác cho biết đang ngồi chung với chị Yến. Nghe đến đây T. dựng tóc gáy, vội vàng vơ cái thẻ nhân viên lao ra cửa chính. Lúc này tiếng nước ngừng chảy và vang lên âm thanh tắt điện nhà tắm.
Bên cạnh câu chuyện đầy tính chất ma mị của T., còn có hàng chục câu chuyện ly kỳ khác liên quan đến tòa nhà này, mà người nghe xong dễ nổi da gà.
"Bí ẩn" phong thủy
Có tin đồn cho rằng việc chủ đầu tư Công ty Kings Harmony International Ltd là người Hồng Kông đã bỏ tiền ra xây dựng tòa nhà không vì mục đích kinh doanh, mà để trấn trạch cho vượng khí của khu Chợ Lớn (Q5) không bị thoát ra ngoài. Cũng có người phán thoạt nhìn từ xa tòa nhà giống hình ba cây nhang, là cách ấn trạch để một mặt tà khí không thể xâm nhập, mặt khác có tác dụng giữ được mạch khí cho khu vực...
Tin đồn khác lại dẫn lời một người ở Q5 nói rằng đã có đoàn phong thủy giỏi từ Trung Quốc sang TP HCM giải mã cho tòa nhà và kết luận rằng nơi này phạm phong thủy do nó giống như con tàu ba buồm nhưng phần cột quá to, trong khi thân tàu quá nhỏ nên mất cân đối, dễ đắm. Đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C không khác gì đục một lỗ thủng vào “con thuyền” Thuận Kiều Plaza, khiến nó bị đắm trong thời gian rất ngắn.
Cũng có trường hợp lý giải đường Đỗ Ngọc Thạnh giống như cửa đại môn của cả tòa nhà, nhưng do xuyên suốt từ trước ra sau khiến cửa chính đối thẳng với cửa hậu, vượng khí vào rồi ra quá nhanh khiến cơ hội đến rồi tuột khỏi tầm tay trong thoáng chốc.
Bên cạnh đó, cũng có lời đồn cho rằng trong quá trình xây dựng, giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã xảy ra mâu thuẫn. Nhà thầu đã sử dụng bùa Lỗ Ban (được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng, người Trung Quốc) yểm vào chân móng của tòa nhà khiến nó lụn bại...
Thực địa khu vực
Chúng tôi đã có dịp đến tòa nhà trên để tìm hiểu thực hư về những lời đồn thổi. Sau khi gởi xe và bước chân vào khu vực tháp A, chúng tôi thấy việc kinh doanh bên dưới hiện khá ế ẩm. Ngay lối vào là một cửa hàng bán đồ phong thủy và đá cảnh, trên tầng hai là một nhà hàng cũng khá vắng khách. Leo lên chiếc thang cuốn đã tạm dừng vận hành từ lâu, đến hành lang của tầng hai, từ đó chúng tôi đi xuyên qua dãy nhà B, C bằng một hành lang khá rộng nhưng trần hơi thấp, hai bên là những ki-ốt im ỉm khóa, bên trong còn khá nhiều hàng.
Theo lời một bảo vệ ở đây thì hiện nay hai tòa tháp A, B đều không có người ở, tháp C có hơn chục căn hộ có khách ngụ cư. Sở dĩ nơi này phải canh gác chặt chẽ như vậy là vì kể từ khi những câu chuyện nhuốm màu ma mị được đồn thổi, đã thu hút khá nhiều nhóm thanh thiếu niên đến tìm hiểu và mong diện kiến ma (!). Một bảo vệ cho biết họ đã rất khổ sở vì một bức ảnh lối vào thang máy của tòa nhà có cắm mấy chân nhang, và quả quyết rằng đó là ảnh dựng 100%. Vì mặc dù ế ẩm nhưng nơi này hiện nay vẫn có một đội bảo vệ hàng chục người và lực lượng dọn vệ sinh hằng ngày vào ra.
Ron nguoi nhung loi don kinh di ve Thuan Kieu Plaza-Hinh-2
 Thuận Kiều Plaza.
Tìm hiểu kết cấu của khu Thuận Kiều Plaza, chúng tôi rất ấn tượng trước kỹ thuật xây dựng của tòa nhà này. Cấu trúc thang bộ khá dốc, được trang bị hai tay vịn chạy dọc theo các bậc cầu thang. Ngăn cách giữa cầu thang bộ hun hút thiếu sáng với hành lang của các tầng là hai lớp cửa riêng biệt, nên xảy ra cháy ở tầng nào thì cũng khó có thể lan sang tầng khác. Trường hợp xảy ra sự cố hỏa hoạn thì việc lắp đặt máy hút ở tầng dưới khiến khói đi xuống, cũng có thể giúp người ở tầng trên không bị ngạt. Do được xây dựng từ trước năm 1999 nên hệ thống cung cấp nước, nước thải của tòa nhà đều chạy nổi nhưng được khéo léo đưa vào từng căn hộ, mà vẫn không ảnh hưởng tới khu vực hành lang các tầng.
Tầng 4 của tòa nhà là sân thượng rộng kéo dài từ đường Thuận Kiều đến tuyến Dương Tử Giang. Đây cũng cũng là lối vào khu gia cư của cả ba tòa tháp A, B, C. Dưới chân tháp A, những hào nhoáng hoa lệ của một thời hoàng kim khi tòa nhà mới đưa vào hoạt động vẫn còn. Chỗ duy nhất được xem là có sinh khí và mang lại kinh tế cho khu nhà hiện nay là bốn tầng giữ ôtô và xe máy. Một bảo vệ tại đây cho biết, lượng ôtô của người dân thuê chỗ đậu tại đây khá nhiều.