Thủ tướng Yingluck lên facebook thanh minh vô tội

(Kiến Thức) - Nữ Thủ tướng Thái Lan hôm nay đăng tải thông điệp khẳng định bà vô tội sau khi bị Ủy ban Chống Tham nhũng quốc gia truy tố tội bỏ bê tránh nhiệm.

Bà Yingluck – người đang phải đối mặt với rất nhiều sức ép và áp lực từ các cuộc biểu tình đường phố hòng lật đổ mình – tỏ ra nghi ngờ động cơ Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia (NACC) quyết định truy tố bà tội bỏ bê trách nhiệm liên quan đến một chương trình trợ giá lúa gạo đúng vào thời điểm căng thẳng này. Nếu bị kết tội nữ Thủ tướng xinh đẹp chắc chắn sẽ bị loại bỏ khỏi vị trí bà đang nắm giữ.
“Về các cáo buộc của NACC, tôi xin khẳng định rằng tôi vô tội. Tôi đang bị cáo buộc hình sự và có khả năng bị loại bỏ khỏi ghế thủ tướng. Đó là mong muốn của những kẻ muốn lật đổ chính phủ. Tôi sẵn sàng hợp tác để làm sáng tỏ mọi chuyện”, nữ Thủ tướng Yingluck viết trên trang Facebook chính thức của bà.
Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan Yingluck Shinawatra khẳng định bà vô tội và sẵn sàng hợp tác điều tra.
 Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan Yingluck Shinawatra khẳng định bà vô tội và sẵn sàng hợp tác điều tra.
Đồng thời, bà Yingluck cũng yêu cầu NACC điều tra rõ ràng và không vội vàng đưa ra kết luận có thể “mang lại sự hả hê, thỏa mãn cho những kẻ được hưởng lợi (từ phán quyết) nhưng lại gây bất mãn trong toàn xã hội”.
Mới đây, NACC cáo buộc, bà Yingluck đã bỏ qua cảnh báo về tình trạng tham nhũng liên quan đến chương trình trợ giá lúa gạo và do đó, gây thiệt hại tài chính nặng nề cho đất nước. Bà Yingluck đã nhận được lệnh triệu tập để nghe cáo buộc vào ngày 27/2.
Trong khi đó, các nhà phê bình nữ Thủ tướng Thái Lan chỉ trích, bà Yingluck đã sử dụng tiền thuế của người dân để mua lòng trung thành của cử tri nông thôn thông qua các chính sách dân túy tương tự như trên. Song bà Yingluck bác bỏ lập luận trên và nhấn mạnh, bà đơn giản chỉ cố gắng cải thiện đời sống của người nông dân nghèo ở các vùng nông thôn.
Trong một động thái liên quan khác, hôm qua, Tòa án Dân sự Thái Lan đã ra quyết định lệnh chọ chính phủ không được sử dụng vũ lực để trấn áp các cuộc biểu tình hòa bình sau vụ đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động tại Bangkok khiến 16 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương hôm 18/2. Điều này sẽ hạn chế quyền hạn của các cơ quan chức năng trong việc xử lý các cuộc biểu tình phản đối trên đường phố mà trong một vài tình huống đã bị thổi bùng thành bạo lực.

Du khách Trung Quốc đánh lẫn nhau, bị buộc rời máy bay

(Kiến Thức) - Các quan chức sân bay ở Phuket (Thái Lan) cho hay, sau khi tham gia cuộc ẩu đả, nhóm du khách Trung Quốc bỊ Buộc rời máy bay.

“Cơ trưởng đã buộc phải hoãn chuyến bay bởi cuộc ẩu đả của những du khách này”, Phó Tổng giám đốc điều hành sân bay Kanputt Mungklasiri nói.
Nhân viên an ninh máy bay đã phải vào cuộc để chấm dứt cuộc gây gổ giữa các du khách Trung Quốc.
Nhân viên an ninh máy bay đã phải vào cuộc để chấm dứt cuộc gây gổ giữa các du khách Trung Quốc.
Tờ Chutian Metropolis Daily tiết lộ nguyên nhân của vụ việc. Theo đó, một phụ nữ có con nhỏ mong muốn đổi ghế để ngồi gần với chồng mình. Sau đó, người chồng lại quay ra mắng chửi cô này. Không hiểu sao, người đàn ông ngồi cạnh người phụ nữ này lại nghĩ những câu nói thậm tệ của người chồng nhằm vào mình.

Người biểu tình Thái Lan đổi mục tiêu, tấn công dòng tộc Thủ tướng

(Kiến Thức) - Sau những ngày đeo bám Thủ tướng Yingluck, giờ đây người biểu tình Thái Lan bắt đầu hướng tới các doanh nghiệp liên quan tới gia tộc Shinawatra.

Lãnh đạo Ủy ban Cải cách Dân chủ nhân dân (PDRC) Suthep Thaugsuban hôm 19/2 đã nêu đích danh công ty bất động sản SC Asset, một trong số những doanh nghiệp của gia đình bà Yingluck. Ngoài ra, ông còn cảnh báo các nhà đầu tư nên rút vốn của họ ra những doanh nghiệp có dính líu tới gia đình Shinawatra.
Tính cho tới 8/5/2013, các thành viên nhà Shinawatra (đứng đầu là Paetongtam) là những cổ đông chính của SC Asset. Còn bà Yingluck từng là Giám đốc điều hành của công ty này trước khi từ chức để theo đuổi sự nghiệp chính trị ở đảng Phue Thai.