Thủ tướng gặp mặt các nữ Anh hùng, nhà khoa học

Sáng 8/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các nữ Anh hùng LLVTND, nữ Anh hùng lao động, nữ tướng; dự Lễ kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia và trao Giải thưởng năm 2024.

Sự kiện được tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia (1985-2025).

Cùng dự có bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương;

Đồng thời, sự kiện còn có sự tham dự của 138 đại biểu là nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nữ Anh hùng Lao động, nữ tướng; 46 đại biểu đại diện các cá nhân, tập thể các nhà khoa học nữ đạt giải thưởng Kovalevskaia từ năm 1985 đến nay.

Thu tuong gap mat cac nu Anh hung, nha khoa hoc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nữ Anh hùng lao động. Ảnh: Nhật Bắc

Giải thưởng Kovalevskaia là Giải thưởng cao quý mang tên nhà nữ toán học Nga lỗi lạc thế kỷ XIX - Sophia Kovalevskaia (1850-1891).

Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 được trao cho 2 cá nhân: PGS.TS Nguyễn Minh Tân - Giám đốc Viện Nghiên cứu và phát triển ứng dụng các hợp chất thiên nhiên, giảng viên Khoa Kỹ thuật hoá học, Trường Hoá và Khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS.TS Đặng Thị Mỹ Dung - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Nano, Đại học Quốc gia TP HCM.

Các cá nhân nhận giải thưởng vì những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, đóng góp quan trọng góp phần vào sự phát triển của đơn vị, của ngành, nhiều kết quả nghiên cứu đi vào ứng dụng thực tiễn, chuyển giao công nghệ hàng tỉ đồng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Qua 40 năm hoạt động (từ 1985 đến 2025), có 22 tập thể, 57 cá nhân được nhận giải thưởng với rất nhiều thành tích xuất sắc nổi bật, cống hiến nhiều sáng kiến có tính khoa học và thực tiễn cao. Đây là minh chứng sống động cho sự nỗ lực học tập, nghiên cứu bền bỉ, không ngừng nghỉ của phụ nữ Việt Nam.

Thu tuong gap mat cac nu Anh hung, nha khoa hoc-Hinh-2

Giải thưởng Kovalevskaia được duy trì từ năm 1985 đến nay. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ở Việt Nam, Giải thưởng được duy trì từ năm 1985 đến nay, nhà khoa học nữ đầu tiên nhận Giải thưởng năm 1985 là Nhà giáo ưu tú Bùi Thị Tý - nhận giải thưởng khi đang công tác tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Tây (nay là TP. Hà Nội).

Trong số các nhà khoa học nữ từng đạt Giải thưởng, có GS.TS Thầy thuốc nhân dân Huỳnh Thị Phương Liên – Tập thể nữ khu vực sản xuất vaccine, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế, đại diện tập thể nữ đạt Giải thưởng Kovalevskaia năm 1999 và PGS. TS. Nguyễn Thị Trâm (hay còn được biết đến là cô Trâm lúa) đạt Giải thưởng Kovalevskaia cho cá nhân năm 2000 đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động nhờ những đóng góp bền bỉ và xuất sắc cho lĩnh vực y học và nông nghiệp của đất nước.

Nhà khoa học nữ trẻ nhất từng nhận giải thưởng là GS. TS. Lê Thị Thanh Nhàn, hiện là Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo và GS.TS. Vũ Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ lọc hóa dầu đạt giải năm 2011 ở tuổi 41. 

Chân dung những nhà khoa học nữ VN đạt giải thưởng Kovalevskaia

Các cá nhân và tập thể vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2019 đều đã có cả chục năm bền bỉ theo đuổi nghiên cứu khoa học theo các chuẩn mực quốc tế và với những mục đích cao đẹp nhằm phụng sự cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng yếm thế.

Phòng Thí nghiệm Cúm: Tự tích lũy, học hỏi và mở rộng quan hệ quốc tế

Tập thể được tôn vinh cho giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 là đội ngũ các nhà khoa học nữ Phòng Thí nghiệm Cúm (Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) với các nghiên cứu nhằm giảm gánh nặng bệnh tật do dịch bệnh cúm, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Phòng thí nghiệm có 12 cán bộ khoa học, trong đó có 9 nhà khoa học nữ (chiếm 75% nhân lực) gồm: PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai; TS. Hoàng Vũ Mai Phương; PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng; ThS. Lê Thị Thanh; ThS. Ứng Thị Hồng Trang; ThS. Nguyễn Phương Anh; ThS. Trần Thị Thu Hương; cử nhân Phạm Thị Hiền; cử nhân Hoàng Thu Hương.
Trong các gương mặt đó, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai là người từng được nhận giải thưởng Nữ khoa học trẻ châu Á năm 2009; và PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng chính là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu vào vào năm 2019.
Phòng thí nghiệm Cúm được xây dựng từ những năm 2003, khi dịch SARS xảy ra và Việt Nam là nước đầu tiên thông báo với Tổ chức Y tế thế giới về căn bệnh mới với triệu chứng viêm phổi không điển hình, tiến triển nhanh và lây truyền mạnh, tỷ lệ tử vong cao. Thời điểm đó, nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Hô hấp, đứng đầu là PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, trực tiếp tham gia điều tra, thu thập mẫu, tiến hành chẩn đoán các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm đầu tiên được điều trị tại Bệnh viện Việt-Pháp bằng phương pháp sinh học phân tử (3/2003).

Hải Dương: Vì sao người dân xây tường gạch chắn lòng đường?

Việc người dân xây tường gạch chắn ngang phần lớn lòng đường nhựa tại đoạn đường khu vực ngã tư Vĩnh Long (phường Văn Đức, TP Chí Linh, Hải Dương) đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Ngày 6/3, một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh một số người dân dùng gạch xây chắn ngang phần lớn lòng đường tại đoạn đường khu vực ngã tư Vĩnh Long (phường Văn Đức, TP Chí Linh, Hải Dương).
Theo quan sát của PV, đoạn đường trên có chiều rộng khoảng gần 10m. Người dân dùng gạch xây chắn ngang phần lớn lòng đường, kèm theo một hàng gạch dọc theo chiều dài đường, tạo thành khu vực giống như lô đất rộng khoảng 200m2. Hai đầu khu vực này có đặt tấm biển viết tay với nội dung "công trình đang thi công, xin nhường đường".