Thông điệp gửi thế giới của Đệ nhất phu nhân Ukraine giữa lúc chiến sự

Đệ nhất phu nhân Ukraine bày tỏ lo ngại về sự an toàn của chồng và kêu gọi các nước hỗ trợ Kiev đối phó chiến dịch quân sự của Nga.

Thong diep gui the gioi cua De nhat phu nhan Ukraine giua luc chien su
Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska và Tổng thống Volodymyr Zelensky (Ảnh: AFP).
"Giống như mọi phụ nữ ở Ukraine, tôi lo lắng cho chồng mình", Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska cho biết trong trao đổi bằng văn bản từ địa điểm bí mật với ABC News hôm 15/3.
Phu nhân 44 tuổi của Tổng thống Ukraine cho biết bà thường gọi điện cho chồng vào mỗi buổi sáng, sau khi cầu nguyện cho ông. Bà Zelenska tin rằng người bạn đời 18 năm qua của mình rất mạnh mẽ và đủ sức bảo vệ đất nước mà ông yêu mến.
Tháng trước, Tổng thống Zelensky nói rằng lực lượng Nga coi ông là "mục tiêu số 1", còn gia đình ông là "mục tiêu số 2". Các quan chức tình báo Mỹ cũng đưa ra nhận định tương tự, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine hôm 24/2.
Bà Zelenska cáo buộc chiến dịch của Nga nhắm mục tiêu tới các cơ sở dân sự, trong đó có một bệnh viện phụ sản ở thành phố Mariupol. Bà kêu gọi phụ nữ ở Mỹ "hỗ trợ phụ nữ và trẻ em Ukraine đã thoát khỏi chiến tranh và đang tìm kiếm nơi trú ẩn ở đất nước các bạn".
Nga bác cáo buộc tấn công bệnh viện phụ sản. Moscow tuyên bố lực lượng quân sự Nga chỉ nhắm mục tiêu tới các cơ sở quân sự, không tấn công cơ sở dân sự và dân thường.
Cùng quan điểm với chồng, Đệ nhất phu nhân Ukraine đề nghị NATO ngăn chặn các cuộc không kích của Nga và lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine. Mỹ và NATO nhiều lần bác kế hoạch đưa máy bay chiến đấu tới Ukraine hoặc lập vùng cấm bay tại nước này do lo ngại nguy cơ xung đột trực diện với Nga.
Bà Zelenska kêu gọi người dân các nước hối thúc lãnh đạo của họ hành động nhằm ngăn chặn chiến dịch quân sự của Nga. "Chúng ta cần phải ngăn chặn cuộc chiến này. Tôi muốn nói là cả thế giới cần phải ngăn chặn", Đệ nhất phu nhân Ukraine nhấn mạnh.
Những tuần gần đây, Đệ nhất phu nhân Zelenska đã tận dụng mạng xã hội để nói về tình cảnh của đất nước, kêu gọi sự ủng hộ quốc tế. Trong bức thư được công bố hôm 8/3, bà Zelenska cũng nhắc đến tình cảnh đáng thương của những trẻ em Ukraine thiệt mạng trong bom đạn hoặc sinh ra trong các căn hầm trú ẩn.
Bà Zelenska trở thành đệ nhất phu nhân cách đây 3 năm. Ở vai trò này, bà đã tháp tùng Tổng thống Zelensky trong nhiều chuyến công du nước ngoài. Bà cũng dành nhiều sự quan tâm đến các vấn đề như sức khỏe của trẻ em, cơ hội bình đẳng cho người dân Ukraine và ngoại giao văn hóa.
Bà Zelenska cũng như Tổng thống Zelensky và hai người con không xuất hiện trước công chúng kể từ khi chiến sự nổ ra ở Ukraine. Nơi ở của bà Zelenska và các con được giữ bí mật để đảm bảo an toàn. Mặc dù vậy, Đệ nhất phu nhân Ukraine vẫn hoạt động tích cực trên mạng xã hội với vai trò khích lệ tinh thần của người dân, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.
Những thông điệp qua mạng xã hội của Tổng thống và Đệ nhất phu nhân Ukraine được cho là có sức truyền cảm hứng lớn, khích lệ tinh thần của người dân giữa lúc chiến sự căng thẳng và có tác động tới các nhà làm chính sách ở phương Tây.

Tiểu đoàn Azov quá lỳ lợm, buộc Nga phải sử dụng hỏa lực mạnh

Những tay lính bắn tỉa và các tổ chống tăng của quân Azov ẩn nấp tại Mariupol đã gây nhiều khó khăn và buộc quân đội Nga phải dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt.

Tieu doan Azov qua ly lom, buoc Nga phai su dung hoa luc manh
Sau một thời gian cả hai bên ngừng bắn để phối hợp thực hiện kế hoạch sơ tán dân thường ra khỏi vùng chiến sự, quân đội Nga đã tiếp tục trở lại các hoạt động quân sự nhằm vào thành phố Mariupol và bắt đầu chiến đấu trên đường phố. 

Bí ẩn cuộc mặc cả "đen tối" của phương Tây khiến Thế chiến 2 nổ ra

Những chính sách hai mặt của phương Tây đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra cuộc chiến tranh tàn bạo nhất lịch sử nhân loại này.

Nằm trong kế hoạch thôn tính châu Âu để làm bàn đạp và hậu phương tiến công Liên Xô, ngày 11-12/3/1938, quân đội của nước Đức phát xít tràn vào chiếm đóng nước Áo. Hitler tuyên bố sáp nhập Áo vào đế quốc Đức. Là những nước bảo trợ cho Áo theo tinh thần Hiệp ước Saint Germain (1920), song Anh và Pháp đã làm ngơ bỏ mặc đồng minh.

Xuất phát từ toan tính lợi dụng sức mạnh của nước Đức quốc xã để thanh toán Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ đã thoả hiệp với hành động xâm lược này của Đức. Sau sự kiện này, không một chính phủ phương Tây nào lên tiếng phản đối. Pháp, Anh và Vatican đều lập tức công nhận sự sáp nhập đó. Mỹ chỉ thay sứ quán ở Vienna bằng một lãnh sự quán.