Thói quen phá hủy nhà bếp nhưng chúng ta vẫn làm hàng ngày

Nếu cứ duy trì những thói quen xấu đó thì căn bếp sẽ trở nên xấu xí, hoặc bị phá hủy nhanh hơn. Hãy cùng xem, bạn có mắc phải những sai lầm nào trong số những điều dưới đây không.

1. Dùng khăn giấy để lau mọi thứ trên bề mặt

Khăn giấy không thích hợp để lau kính hoặc quầy bếp bằng gỗ đánh vecni bởi vì kết cấu giấy thô ráp nên có thể gây trầy xước trên các bề mặt đó. Giải pháp là sử dụng một miếng vải mềm để lau thay thế.

Thoi quen pha huy nha bep nhung chung ta van lam hang ngay

2. Bỏ quên việc bảo quản dao

Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải là cất dao trong ngăn kéo cùng với các vật dụng khác. Việc làm này sẽ khiến lưỡi dao bị hư hỏng do ma sát, va chạm với các vật liệu hoặc vật dụng khác. Vì vậy, bạn có thể lưu trữ dao của mình trong một ngăn riêng biệt hoặc che từng lưỡi để tránh nguy hiểm.

Thoi quen pha huy nha bep nhung chung ta van lam hang ngay-Hinh-2

3. Dùng giấm để làm sạch mọi thứ

Do có tính axit nên giấm có khả năng tẩy rửa cao. Tuy nhiên, không phải chất liệu nào cũng phù hợp với việc làm sạch bằng giấm. Chẳng hạn như mặt bàn đá granit, đá cẩm thạch, gạch lát sàn, bề mặt kim loại hoặc sàn gỗ cứng không nên dùng giấm vệ sinh vì giấm có khả năng ăn mòn kim loại hoặc làm bạc màu các bề mặt đá trên. Một số vật dụng, thiết bị bạn có thể sử dụng giấm để làm sạch như lò vi sóng, máy rửa chén và vòi nước.

Thoi quen pha huy nha bep nhung chung ta van lam hang ngay-Hinh-3

4. Trộn các sản phẩm nóng trong máy xay

Chất lỏng hoặc thức ăn nóng đựng trong tô trộn có nắp đậy có thể nở ra. Khi xay những đồ ăn nóng, do ma sát nên sẽ sinh ra áp suất bên trong cốc xay. Khi áp suất bên trong quá cao, có thể phát nổ.

Thoi quen pha huy nha bep nhung chung ta van lam hang ngay-Hinh-4

5. Nấu một số loại thức ăn bằng chảo chống dính

Tránh đun thức ăn như cà chua hoặc cam trong chảo chống dính vì tính axit của các nguyên liệu ấy có thể làm hỏng chảo và hao mòn nhanh hơn.

Thoi quen pha huy nha bep nhung chung ta van lam hang ngay-Hinh-5

 6. Để nước đọng lại trên giá bát

Nước đọng lại trên giá bát, ống đũa luôn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, nên cọ rửa và giữ chúng khô ráo thường xuyên để tránh gây hại cho sức khỏe.

7. Đổ vỏ khoai tây vào ống

Đó là một rủi ro rất lớn vì vỏ khoai tây chứa rất nhiều tinh bột. Bột có thể vón cục và làm tắc nghẽn đường ống. Điều tương tự cũng xảy ra với việc bỏ vỏ cà rốt vì nó chứa chất xơ có thể làm tắc ống dẫn của bạn. Vì vậy, cách tốt nhất là bỏ chúng vào thùng rác.

Thoi quen pha huy nha bep nhung chung ta van lam hang ngay-Hinh-6

8. Sai lầm khi dùng cọ kim loại để rửa chảo

Kim loại là kẻ thù của vật liệu chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo và cho rằng rửa như vậy chảo sẽ sạch hơn. Nhưng đây lại là một sai lầm bởi việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc, không chỉ làm chảo nhanh hỏng, mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn.

6 tác dụng cực tốt của vỏ khoai tây đến giờ vẫn ít người biết

Vỏ khoai tây nếu biết tận dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là bạn tưởng.

Thông thường, những lúc chế biến khoai tây, chúng ta thường hay gọt bỏ đi lớp vỏ bên ngoài vì nghĩ rằng ăn chúng dính bùn đất khá bẩn và ăn cũng không có tác dụng gì.

Nhưng hầu hết các mẹ nội trợ đều đã có một nhận định sai lầm, vỏ khoai tây thực ra cực kì tốt cho sức khỏe chúng ta như bổ sung năng lượng, giúp làm hạ huyết áp, tốt cho tiêu hóa... Vậy còn chờ gì nữa mà không cùng tìm hiểu 6 công dụng của vỏ khoai tây tốt như thế nào đến chúng ta.

8 thói quen bào mòn tuổi thọ của chảo chống dính

Nếu không sớm thay đổi những sai lầm này khi dùng chảo chống dính, bạn sẽ phải liên tục mua chảo mới.

Nếu bạn dùng chảo chống dính để tráng trứng hay chiên cá thì có thể lật trở một cách dễ dàng, trái ngược với chảo sắt rất dễ dính vào đáy chảo. Chảo chống dính tuy dễ sử dụng nhưng cách sử dụng lại rất khác so với chảo sắt, nếu không thay đổi thói quen sử dụng sau một thời gian nó sẽ không còn độ chống dính nữa, nhanh chóng cần thay cái mới.

Có người nói rằng, chảo chống dính tốt tới đâu cũng có tuổi thọ khoảng 2 năm nên không còn mua loại quá đắt tiền, miễn là lớp sơn không chứa axit perfluorooctanoic (PFOA) và các chất độc khác. Trên thực tế, tuổi thọ của loại chảo này ít liên quan tới giá cả mà chủ yếu liên quan tới thói quen sử dụng. Muốn có chiếc chảo chống dính lúc nào cũng như mới, bạn cần tránh 8 sai lầm dễ mắc phải dưới đây.