Thỏa thuận thế kỷ liệu có mang lại hòa bình cho Trung Đông?

“Thỏa thuận thế kỷ” do con rể Tổng thống Trump, Jared Kushner, thiết kế liệu sẽ là một giải pháp hòa bình hay một thảm họa cho các vấn đề ở Trung Đông?

Chi tiết về thỏa thuận hòa bình Trung Đông của Mỹ sẽ được đưa ra sau tháng Ramadan (đầu tháng 6 tới) nhưng đã có những thông tin rò rỉ rằng thỏa thuận này không chắc có giải pháp hai nhà nước mà chỉ chứa một số đề xuất để cải thiện cuộc sống của người Palestine ở cấp độ kinh tế, cũng như yêu cầu sự nhượng bộ từ cả hai phía của Israel và Palestine. Dù vẫn còn là bản thảo nhưng thỏa thuận đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Palestine và các nước Arab. Nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch sẽ thất bại và có thể sẽ là một thảm họa.
Thoa thuan the ky lieu co mang lai hoa binh cho Trung Dong?
 “Thỏa thuận thế kỷ” do con rể Tổng thống Trump, Jared Kushner thiết kế liệu có mang lại hòa bình cho Trung Đông. Ảnh: Reuters.
Rò rỉ chi tiết của thỏa thuận hòa bình Trung Đông
Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner, con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng thời là “kỹ sư” của thỏa thuận hòa bình Trung Đông hay còn gọi là “thỏa thuận thế kỷ” vừa cho biết các chi tiết của thỏa thuận này sẽ được đưa ra vào đầu tháng 6 và sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu thành lập một liên minh nhiệm kỳ thứ 5. Ông Kushner nói rằng kế hoạch này "đòi hỏi sự nhượng bộ của phía Palestine và Israel cũng như sẽ giải quyết tất cả các vấn đề về tình trạng cuối cùng".
Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin cao cấp của Mỹ tiết lộ rằng kế hoạch này không đề cập tới việc thành lập một nhà nước Palestine mà chỉ có một số "đề xuất thiết thực" để cải thiện cuộc sống của người Palestine ở cấp độ kinh tế. Thỏa thuận cung cấp các khuyến khích kinh tế để nhận được sự công nhận của người Arab đối với Israel, nhưng vẫn giữ Palestine ở trong tình trạng hiện tại, không có chủ quyền hay nhà nước.
Trước đó, ông Kushner nói đã tìm ra cách và giải pháp công bằng cho kế hoạch hòa bình đồng thời nhấn mạnh thỏa thuận này sẽ dựa trên bốn trụ cột - tự do, tôn trọng, an ninh và cơ hội cho tất cả các bên liên quan. Tổng thống Donald Trump thì tin rằng chính quyền của ông có khả năng tìm ra cách giải quyết cuộc xung đột với thỏa thuận về thế kỷ. Như mọi tuyên bố khác, chính quyền Mỹ đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất là phản ứng của các bên và dư luận quốc tế.
Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner, đặc phái viên về Trung Đông Jason Greenblatt lẫn Tổng thống Donald Trump đã có nhiều cuộc gặp tham vấn và công du tới khu vực Trung Đông, Israel trong suốt một năm qua để tham vấn cho thỏa thuận này.
Dù kế hoạch chưa được công bố nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nó thiên vị cho cho đồng minh Israel của Mỹ. Bằng chứng là việc chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem hay việc đóng cửa đại sứ quán Mỹ tại Bờ Tây, tuyên bố Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel cũng như việc công bố kế hoạch chỉ khi ông Benjamin Netanyahu giành thắng cử nhiệm kỳ thứ 5.
Tuy nhiên, đặc phái viên Jason Greenblatt nói rằng thỏa thuận này dựa trên cơ sở hai bên sẵn sàng đàm phán và phủ nhận sự thiên vị của kế hoạch đối với phía Israel. Ông Jason Greenblatt cho rằng các đảng Israel và Palestine sẽ "hài lòng với một số phần của kế hoạch và không hài lòng với các phần khác". Ông Greenblatt cảnh báo các bên có thể bỏ lỡ một cơ hội quan trọng, đặc biệt là người Palestine khi từ chối trung gian Mỹ nếu bác bỏ thỏa thuận này.
"Thỏa thuận thế kỷ bị từ chối và đã chết"
Palestine luôn phản đối thỏa thuận này và đã ngừng liên lạc với chính quyền Mỹ kể từ tháng 12/2017 khi Mỹ tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel. Palestine đã mất niềm tin vào chính quyền của Tổng thống Donald Trump với tư cách là một nhà trung gian hòa giải. Thư ký của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat, cho biết “sẽ không có hòa bình nếu không thành lập một nhà nước Palestine trong biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô".
Các nguồn tin khu vực cho rằng, chính quyền Mỹ đang tiếp cận vấn đề ngày theo một cách khác khi đàm phán với các nước Arab khác về thỏa thuận thế kỷ, chứ không phải lãnh đạo Palestine. Nhưng dường như chính quyền Palestine cũng nắm được nội dung của thỏa thuận này.
Theo Tổng thư ký PLO Saeb Erekat thỏa thuận sẽ bao gồm việc sáp nhập các khối định cư lớn ở Bờ Tây tới Israel, tuyên bố của một quốc gia Palestine phi quân sự, duy trì sự kiểm soát an ninh của Israel và công nhận Israel là một quốc gia Do Thái. Tuy nhiên, Tổng thống Mahmoud Abbas nói rằng nó sẽ không được thông qua và "thỏa thuận thế kỷ đã chết". Phía Palestine cho rằng Mỹ đã nhầm lẫn nếu họ nghĩ rằng hòa bình được tạo ra bởi áp lực, đe dọa và áp đặt.
Các chuyên gia khu vực cũng cho rằng, chính quyền Donald Trump trước khi bắt đầu kế hoạch nên lấy được lòng tin của người Palestine để trở lại với tư cách là một nhà trung gian hòa bình và hợp pháp.
Các nước Arab tuyên bố sẽ không tán thành bất kỳ kế hoạch hòa bình nào không bao gồm tình trạng của Jerusalem hoặc quyền trở về của người tị nạn Palestine. Trong một hội nghị giữa Tổng thống Abbas với Ngoại trưởng các nước Arab tại Cairo mới đây, các bên đã tuyên bố sẽ bác bỏ mọi thỏa thuận về vấn đề Palestine nếu không phù hợp với các tài liệu tham khảo quốc tế, đồng thời nhấn mạnh rằng một thỏa thuận như vậy sẽ không thành công trong việc đạt được hòa bình lâu dài và toàn diện ở Trung Đông. Đi đầu trong các quyền này là quyền của người dân Palestine trong việc "tự quyết và thành lập một quốc gia độc lập và có chủ quyền trên đường biên giới ngày 4 tháng 6 năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô".
Quan điểm của một số nước châu Âu cũng rất rõ ủng hộ “giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine phải phù hợp với các thông số trong quá khứ, dựa trên đường biên giới trước năm 1967”.
Thỏa thuận sẽ thất bại?
Vì kế hoạch của Mỹ được cho là phục vụ lợi ích của chính nước Mỹ và đồng minh chiến lược Israel, nên nhiều chuyên gia nhận định ông Kushner sẽ thất bại khi công bố thỏa thuận thế kỷ này và đó sẽ là một thảm họa. Các nhà phân tích cho rằng, vấn đề không chỉ đơn giản là sự ràng buộc chính trị sâu sắc giữa người Israel và người Palestine mà còn ở chỗ chính quyền Donald Trump không có khả năng vừa là bạn với Israel vừa là người môi giới cho hòa bình giữa người Israel và Palestine.
Việc Israel sáp nhập các bộ phận của Bờ Tây, nếu được thực hiện ngoài thỏa thuận với người Palestine, sẽ gây ra các phản ứng từ các quốc gia Arab và châu Âu. Đây cũng là sự vi phạm các cam kết pháp lý của Israel theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc và các thỏa thuận giữa Israel và Palestine hiện có dẫn đến việc Israel có thể bị quốc tế trừng phạt. Hơn nữa, sự thôn tính có thể sẽ là hồi chuông báo tử cho sự hợp tác an ninh giữa Israel và Palestine. Theo các chuyên gia, những động thái này ngoài việc kích hoạt một vòng xoáy tiêu cực trong quan hệ Mỹ-Israel, Israel-Palestine và Mỹ-Arab, kế hoạch sẽ làm chệch hướng chiến dịch gây áp lực tối đa của Mỹ đối với Iran.
Đánh giá triển vọng kế hoạch của ông Kushner, nhiều chuyên gia nói rằng 99% thất bại nhưng vẫn còn 1%. Dù mong manh nhưng chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có khả năng vẫn thúc đẩy.

Cuộc sống ở khu định cư xa xôi nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Edinburgh of the Seven Seas là khu định cư chính của đảo Tristan Da Cunha, lãnh thổ hải ngoại của nước Anh. Cuộc sống ở một trong những khu định cư xa xôi nhất hành tinh này khiến nhiều người bất ngờ.

Cuoc song o khu dinh cu xa xoi nhat hanh tinh
 Theo Insider, Edingburgh of the Seven Sea được biết đến là khu định cư xa xôi nhất thế giới. (Nguồn ảnh: Insider)

Toàn cảnh Trung Đông chìm trong xung đột năm 2018

(Kiến Thức) - Những cuộc xung đột tiếp diễn tại nhiều điểm nóng trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực Trung Đông, trong năm 2018 đã cướp đi sinh mạng của nhiều dân thường vô tội và khiến hàng triệu người phải sơ tán.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018
Loạt ảnh về những cuộc xung đột trên thế giới năm 2018 do hãng thông tấn Reuters mới đăng tải phần nào lột tả tình hình bất ổn tại nhiều điểm nóng trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông, trong năm vừa qua. Ảnh: Hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel phóng một quả tên lửa đánh chặn rocket được phóng từ Gaza về phía thành phố Sderot, Israel, ngày 9/8. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-2
Các cuộc giao tranh tại nhiều quốc gia Trung Đông trong năm vừa qua đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn dân thường vô tội và khiến hàng triệu người phải sơ tán. Ảnh: Các em nhỏ bị thương trong một bệnh viện tại thị trấn bị bao vây Douma, Đông Ghouta, Damascus, Syria, ngày 23/2. 

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-3
 Một người đàn ông Palestine “đấu khẩu” với binh sĩ Israel trong cuộc đụng độ sau khi Israel quyết định đóng cửa một trường học Palestine gần Nablus, Bờ Tây, ngày 15/10.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-4
 Một người đàn ông bị mắc kẹt trong đống đổ nát sau một vụ không kích ở vùng Saqba, Đông Damascus, Syria, ngày 9/1.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-5
 Kho vũ khí của quân nổi dậy Houthi phát nổ sau khi bị không kích ở thủ đô Sanaa, Yemen, ngày 31/1.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-6
 Một chiến binh thuộc Quân đội Syria Tự do (FSA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở vùng Afrin, Syria, ngày 2/3. Được biết, hồi tháng 3/2018, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh FSA đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn Afrin, tỉnh Aleppo, từ tay người Kurd.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-7
 Khói bụi bốc lên từ khu vực Đông Ghouta bị bao vây ở thủ đô Damascus, Syria, ngày 27/2.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-8
Người đàn ông tháo chạy trong một vụ không kích ở thị trấn Douma, Đông Ghouta, Syria, ngày 6/2. 

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-9
 Các chiến binh FSA đưa một đồng đội bị thương ra khỏi khu vực xung đột ở Rajo, Syria, ngày 3/3.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-10
 Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn rocket được phóng từ Dải Gaza về phía Israel ngày 27/10.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-11
 Người đàn ông bế thi thể của một bé sơ sinh ở Hodeida, Yemen, ngày 2/4. Được biết, mẹ của em bé này đã thiệt mạng trong một cuộc không kích tại quốc gia Trung Đông này.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-12
 Bà Sana Ibrahim al-Taee, 64 tuổi, cùng các cháu của mình trong ngôi nhà ở Mosul, Iraq, ngày 30/7. Được biết, 5 người con trai của bà Sana đã bị phiến quân IS sát hại.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-13
 Người phụ nữ bế một bé trai bị suy dinh dưỡng trong bệnh viện al-Sabeen ở Sana, Yemen, ngày 6/10. Các cuộc xung đột tại Yemen những năm qua đã tàn phá nặng nề quốc gia Trung Đông này và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.

Toan canh Trung Dong chim trong xung dot nam 2018-Hinh-14
 Người dân Palestine tập trung xung quanh một tòa nhà bị phá hủy trong đợt không kích của Israel tại Thành phố Gaza ngày 9/8.