Thiên tài Einstein sai về vận tốc ánh sáng?

(Kiến Thức) - Nhà khoa học Albert Einstein cho rằng, về mặt lý thuyết, không có gì có thể đi nhanh hơn ánh sáng.

Năm 1905, nhà vật lý Albert Einstein tính toán rằng tốc độ của ánh sáng đạt 186.282 dặm/giây (tương ứng 299.792 km/giây) và không đổi khi đi qua môi trường chân không. Ông cũng cho rằng, về mặt lý thuyết, không có gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng. “Chân lý” kể trên được chấp nhận trong suốt hơn một thế kỷ, tuy nhiên, một nghiên cứu mới công bố gây tranh cãi khi cho rằng thiên tài Einstein đã tính toán sai và tốc độ của ánh sáng chậm hơn hình dung của con người.
Nghiên cứu mới được thực hiện bởi nhà vật lý James Franson đến từ Đại học Maryland (Baltimore, Mỹ), rút ra kết luận khi xem xét lý do các hạt ánh sáng của siêu tân tinh SN 1987A di chuyển trễ hơn 4,7 tiếng đồng hồ so với tính toán.
Vận tốc ánh sáng có thể chậm hơn so với tính toán của Einstein.
Vận tốc ánh sáng có thể chậm hơn so với tính toán của Einstein.
Kết luận này được đưa ra sau khi theo dõi sự sụp đổ của ngôi sao SN 1987A, được nhìn thấy từ Trái đất vào năm 1987, gây ra một vụ nổ neutrino (một loại hạt hạ nguyên tử cơ bản, trung tính về điện và tương tác yếu). Theo lập luận của Einstein, hiện tượng phải xảy ra gần 3 tiếng đồng hồ trước sự bùng nổ ánh sáng quang học, và từ thời điểm đó, các xung giữ nguyên tốc độ và di chuyển với tốc độ của ánh sáng. Tuy nhiên, ánh sáng quang học xuất hiện gần 7,7 tiếng đồng hồ sau các hạt neutrino, chậm 4,7 tiếng đồng hồ so với cách tính toán của Einstein. Chính điều đó khiến James Franson tin rằng, sự chậm trễ có thể vì ánh sáng trong thực tế đã bị tình trạng "phân cực trong chân không" (các hạt photon phân chia thành các "positron" và electron trong một phần nhỏ của giây, trước khi kết hợp lại một lần nữa. Khi các hạt phân chia, cơ học lượng tử tạo ra khả năng hút giữa cặp hạt "ảo"), làm chậm quá trình di chuyển.
Nếu lập luận của nhà vật lý James Franson chính xác, điều đó có nghĩa là các nhà khoa học phải tính toán lại tất cả mọi thứ, từ khoảng cách giữa Trái đất với Mặt trời tới một số thiên thể xa xôi nhất, có thể quan sát được trong những thiên hà khác. Nghiên cứu đã được đệ trình lên tạp chí New Journal of Physics và đang chờ bình duyệt của các chuyên gia.

Những hiện tượng thiên nhiên quái đản từng xảy ra (3)

(Kiến Thức) - Quái đản nhưng vô cùng thú vị là những tính từ hoàn hảo để mô tả những hiện tượng này.

Từ tháng Ba đến tháng Mười hàng năm, trên nhiều bãi biển của vương quốc kangaroo, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn hiện tượng cầu thang lên mặt trăng vô cùng ảo diệu.
 Từ tháng Ba đến tháng Mười hàng năm, trên nhiều bãi biển của vương quốc kangaroo, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn hiện tượng cầu thang lên mặt trăng vô cùng ảo diệu.

Kinh hoàng xem rắn hỗn chiến (28)

(Kiến Thức) - Rắn xơi tái chuột, cá tứa máu trong miệng rắn, rắn tung cú ngoạm tử thần lên đồng loại, rắn đớp sên nhầy nhụa…

Kinh hoang xem ran hon chien (28)
Rắn nhanh chóng xơi tái chuột khổng lồ trong vòm miệng. Sau hồi vờn cho chuột “say”, rắn nhanh chóng cắn độc khiến chuột tê liệt và nuốt chửng. 

Kinh hoang xem ran hon chien (28)-Hinh-2
Cú ngoạm tử thần trong hỗn chiến của rắn với đồng loại, những cú đớp nhanh, gọn là yếu tố chính giúp rắn chiến thắng rắn. 

Kinh hoang xem ran hon chien (28)-Hinh-3
Cá tứa máu trong vòm miệng của rắn, sau khi bị sát thủ rắn săn đuổi, con mồi hoàn toàn tê liệt khi ngấm độc rắn. 

Kinh hoang xem ran hon chien (28)-Hinh-4
Ẩn mình sau lớp cỏ khô, ngay khi cóc vừa xuất hiện, rắn xuất thần vươn người đớp gọn. 

Kinh hoang xem ran hon chien (28)-Hinh-5
Rắn trườn tấm thân dài ngoằng dồn thỏ vào góc đá, tung cú đớp ngoạm đầu con mồi. 

Kinh hoang xem ran hon chien (28)-Hinh-6
Hình ảnh sên nhầy nhụa trong vòm miệng của rắn khiến nhiều người kinh hãi. 

Kinh hoang xem ran hon chien (28)-Hinh-7
Chim nhỏ bé khóc thét vì cú ngoạm tử thần của rắn chiến. 

Kinh hoang xem ran hon chien (28)-Hinh-8
Với nọc độc cực mạnh cùng thân hình dẻo sức, những cú xiết mồi kinh điển, ít con mồi nào có thể kháng cự được rắn.